Hướng dẫn bảo quản quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa đúng tiêu chuẩn nhất

Chủ đề   RSS   
  • #611820 22/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 503 lần


    Hướng dẫn bảo quản quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa đúng tiêu chuẩn nhất

    TCVN 6690:2007 đưa ra các hướng dẫn về lựa chọn, sử dụng và bảo quản quần áo bảo vệ chống lại nhiệt và lửa. Cụ thể cách bảo quản đúng chuẩn nhất qua bài viết sau.

    Hướng dẫn bảo quản quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa đúng chuẩn nhất

    Theo Mục 5 TCVN 6690:2007 quy định về bảo quản quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa như sau:

    1) Quy định chung

    Quần áo bảo vệ phải được cung cấp cùng với thông tin của nhà sản xuất, bao gồm hướng dẫn bảo quản (cả dưới dạng nhãn viết được gắn trên sản phẩm và/hoặc tách rời).

    Dựa vào thông tin này, người quản lý phải quyết định kế hoạch bảo quản và thông báo cho các bên liên quan (bao gồm người sử dụng).

    Trình tự bảo quản phải bao gồm:

    - làm sạch:

    + các biện pháp làm sạch phải được sử dụng là gì?

    + ai sẽ tiến hành làm sạch?

    + khi nào phải làm sạch?

    + có bên thứ ba thu thập và phân phối không?

    + việc áp dụng lại cách hoàn thiện/xử lý có cần thiết không?

    - tẩy nhiễm: các quy trình tẩy nhiễm đã được thiết lập là gì?

    - cất giữ:

    + những thông số đối với việc cất giữ quần áo bảo vệ là gì (ví dụ, độ ẩm, nhiệt độ, thời gian, ánh sáng, v.v.)?

    + quần áo bảo vệ phải được cất giữ ở đâu?

    + các loại quần áo được cất giữ như thế nào:

    + trước khi sử dụng?

    + khi sử dụng?

    + khi không sử dụng?

    2) Làm sạch

    Tiến hành làm sạch tốt sẽ đảm bảo:

    - hạn chế được hư hỏng đối với các chi tiết bất kỳ của quần áo bảo vệ và bảo quản được tính toàn vẹn của việc bảo vệ;

    - các chi tiết được làm sạch rõ ràng;

    - quần áo bảo vệ được làm sạch hợp vệ sinh;

    - không còn lại mùi khó chịu;

    - không còn lại chất làm sạch;

    - hạn chế được khả năng thay đổi kích cỡ của quần áo;

    - áp dụng lại cách hoàn thiện/xử lý được tiến hành theo hướng dẫn của nhà cung cấp.

    Tại TCVN 6690:2007 cũng đưa ra cảnh báo những chất dễ cháy còn lại trên quần áo sau khi làm sạch có thể bốc cháy nếu đặt gần nguồn gây cháy.

    Đồng thời:

    - Số lần làm sạch có thể là một yếu tố quyết định đến thời gian sử dụng của quần áo bảo vệ.

    - Hiệu quả của quá trình làm sạch cần phải được khẳng định bằng phép thử (theo lô).

    3) Tẩy nhiễm

    Những loại quần áo yêu cầu tẩy nhiễm khi một chất nguy hiểm (cả chất dễ cháy và nguy hiểm đến sức khỏe của người mặc/người sử dụng) còn tồn tại. Ví dụ của những chất nguy hiểm bao gồm:

    - amiăng;

    - nhiên liệu;

    - dầu mỡ;

    - sơn;

    - chất nhiễm bẩn cơ thể, và

    - hóa chất.

    Để tránh nguy cơ làm bẩn lẫn nhau hoặc tái bẩn quần áo bảo vệ, cả do con người và môi trường, quy trình tẩy nhiễm phải được thiết lập phù hợp, có hướng dẫn về:

    - sự di chuyển;

    - điều khiển;

    - cách ly;

    - cất giữ;

    - vận chuyển

    - xử lý, và

    - loại bỏ.

    của tất cả quần áo bảo vệ.

    4) Cất giữ

    Các trình tự cất giữ phải bao gồm như sau:

    - Việc cất giữ quần áo bảo vệ phải được tiến hành sao cho hợp vệ sinh và sạch sẽ cho đến khi quần áo được đưa ra sử dụng.

    - Phương pháp cất giữ phải không gây ảnh hưởng bất lợi đến đặc trưng về tính năng của quần áo bảo vệ.

    - Quần áo bảo vệ bị dính đất phải được làm sạch và làm khô trước khi cất giữ.

    - Quần áo bảo vệ phải được cất giữ ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thông gió tốt, ở nhiệt độ không ảnh hưởng bất lợi đến quần áo.

    - Các nhà sản xuất phải đưa ra những yêu cầu cất giữ cụ thể và người sử dụng phải tuân theo những hướng dẫn này.

    - Nếu thời gian sử dụng của quần áo bảo vệ bị ảnh hưởng bởi quá trình cất giữ, điều này phải được chỉ ra bởi nhà cung cấp.

    Như vậy, quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa muốn được bảo quản đúng tiêu chuẩn thì phải thực hiện theo hướng dẫn trên.

    Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải được huấn luyện sử dụng như thế nào?

    Theo Tiểu mục 4.2 Mục 4 TCVN 6690:2007 quy định tất cả những người lao động/người sử dụng phải được huấn luyện làm thế nào để sử dụng quần áo bảo vệ của họ đúng cách, trước khi trang thiết bị được đưa vào sử dụng. Việc huấn luyện phải bao gồm:

    - những thông tin liên quan đến những hạn chế và tác dụng của quần áo bảo vệ:

    + quần áo bảo vệ sẽ chống được gì?

    + quần áo bảo vệ sẽ không chống được gì?

    + những tác động của việc (nếu bất kỳ quần áo bảo vệ) sử dụng trong thời gian dài là gì?

    - làm thế nào để sử dụng/mặc quần áo bảo vệ;

    - tầm quan trọng của việc tuân theo những hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;

    - làm thế nào để bảo quản quần áo bảo vệ khi không sử dụng;

    - thông tin có liên quan đến việc chuẩn bị để làm sạch và tẩy nhiễm;

    - làm thế nào để xác định quần áo bảo vệ không còn sử dụng được nữa và phải loại bỏ;

    - cách tiến hành loại bỏ quần áo không còn sử dụng được nữa mà không làm ô nhiễm môi trường;

    - làm thế nào để thay thế;

    - tầm quan trọng của việc sử dụng quần áo chống được những chất lỏng dễ cháy hoặc những chất có thể tự bốc cháy;

    Đồng thời, những hướng dẫn/huấn luyện cung cấp cho người mặc/người sử dụng tùy thuộc vào mức độ rủi ro và độ phức tạp của quần áo bảo vệ được cung cấp. Việc cung cấp những hướng dẫn hoặc thông tin dưới dạng viết có thể không hiệu quả và người sử dụng/người mặc cần phải có minh họa thực tế, huấn luyện và thực hành.

    Như vậy, tất cả những người lao động/người sử dụng phải được huấn luyện làm thế nào để sử dụng quần áo bảo vệ của họ đúng cách, trước khi trang thiết bị được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ hướng dẫn dưới dạng viết thôi thì có thể sẽ khó hiểu nên cần phải có minh họa thực tế, huấn luyện và thực hành.

     
    231 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận