Nhân nói đến việc đổi tên trong giấy khai sinh, tôi sẽ trích một số quy định của pháp luật để mọi người tiện phân tích:
Nghị định 158/2005/NĐ-CP viết:Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch
.........................................................................................................................................
1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
BLDS 2005 viết:Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Như vậy pháp luật cho phép được đổi họ, tên, chữ đệm nhưng phải đáp ứng điều kiện mà pháp luật đã quy định.
Trong trường hợp anh Nguyễn Văn Tèo (tên khai sinh)
đã làm thủ tục đổi tên "
trong giấy khai sinh từ
Nguyễn Văn Tèo sang tên Nguyễn Văn" thì căn cứ vào quy định tại
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 158/2008/NĐ-CP đã được trích dẫn ở trên, anh Nguyễn Văn (
kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh)
có trách nhiệm thực hiện việc thay đổi họ, tên, tên đệm trong các giấy tờ có liên quan cho phù hợp với họ, tên, tên đệm mới trong giấy khai sinh.
Cụ thể, trong trường hợp này,
anh Nguyễn Văn phải xin cấp lại CMND với tên mới.
Nghị định số 05/1999/NĐ-CP viết:Điều 5. Đổi,cấp lại Chứng minh nhân dân
1.Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
a)Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b)Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c)Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d)Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương;
e)Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Nếu anh Nguyễn Văn tiếp tục sử dụng CMND với tên cũ, sẽ bị coi là hành vi sử dụng CMND giả !
Nghị định số 73/2010/NĐ-CP viết:Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về cấp và quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ tùy thân
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân;
b) Làm giả giấy chứng minh nhân dân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Sử dụng giấy chứng minh nhân dân giả;
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chứng minh nhân dân để thế chấp nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác.
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 06/05/2011 08:11:24 CH
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.