Em nhờ anh chị tư vấn giúp em về bản án, do em mới bắt đầu tiếp cận bản án nên không hình dung được thực tế thế nào? Nên em nhờ anh/chi đi trước hướng dẩn giúp em. Em cám ơn
Bên bán ký hợp đồng bán cho Bên mua một (01) tổ máy phát điện diezel hiệu MITSUBISHI - model MGS0450B, công suất 515 KVA, đặc điểm kỹ thuật của máy phát điện là: “Hàng nhập nguyên chiếc, mới 100%, sản xuất tại Nhật Bản, có chứng thư xuất xứ và bảo hành... Phụ tùng chính hiệu có sẵn tại Việt Nam do trung tâm bảo hành, bảo trì của hãng cung cấp hoặc từ nhà phân phối chính tại Singapore...Vận hành bằng động cơ hiệu Mitsubishi Heavy Industries sản xuất tại Nhật chuyển động đồng trục với đầu phát điện loại không dùng chổi than hiệu Stamford (sản xuất tại Anh)…”
Hãng Mitsubishi xác nhận các điều kiện, điều khoản trong hồ sơ chào hàng.
Ngày 11/12/2006, Bên mua và Bên bán ký kết hợp đồng mua bán máy phát điện số 11/12/01/HĐMB, trong đó có các nội dung chính sau:
- Bên B (Bên bán) đồng ý bán và Bên A (Bên mua) đồng ý mua của Bên B một máy phát điện hiệu MITSUBISHI, model MGS0450B (bao gồm tổ máy phát điện và bộ ATS có công suất tương đương linh kiện ngoại nhập được lắp tại Việt Nam theo thiết kế bản vẽ của nhà sản xuất). Thành tiền: 57.036 USD tương đương 858.391.800,00 VND.
- Quy cách, chất lượng hàng hoá:
Hàng mới 100%
Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản:
+ Máy hiệu MITSUBISHI - xuất xứ: Japan
+ Model MGS0450B...
+ Động cơ MITSUBISHI - model: S6A3-PTA-S
+ Đầu phát: STAMFORD (UK)...
- Điều khoản giao nhận:
Bên A sẽ thuê Công ty giám định (chi phí do Bên A chịu) để giám định máy do Bên B cung cấp. Nếu Bên B giao hàng không đúng theo quy cách chất lượng quy định ở điểm 2 của Hợp đồng này, Bên A có quyền từ chối không nhận hàng và Bên B phải bồi thường mọi thiệt hại, chi phí phát sinh cho Bên A.
- Chuyển giao công nghệ:
-
Bên B có trách nhiệm lắp đặt và hướng dẫn vận hành thành thạo cho kỹ thuật viên của Bên A.
-
Ngay sau khi Bên B lắp đặt và thử tải xong, Bên A và Bên B tổ chức ký biên bản nghiệm thu...
- Điều khoản thanh toán:
Thanh toán được thực hiện như sau:
-
Lần 1: Thanh toán 10% (85.839.180, 00 VND) ngay sau ký hợp đồng.
-
Lần 2: Thanh toán 70% (600.874.260,00 VND) ngay sau khi có giấy báo hàng về đến cảng của Đại lý tàu biển tại Việt Nam cùng với bộ chứng từ tàu biển hợp lệ được phát hành bởi MITSUBISHI Corporation (Bản phô tô coppy có đóng dấu hợp lệ của MITSUBISHI Corp. và được gửi bằng DHL cho Bên B)...
Khi thực hiện hợp đồng Bên mua đã chuyển trước cho Bên bán tổng số tiền 686.713.440,00 đồng, cụ thể: ngày 24/12/2006 trả 85.839.180,00 đồng (10% tiền hàng) và ngày 27/02/2007 trả 600.874.260,00 đồng (70% tiền hàng).
Bên bán đã nhập máy phát điện (thông qua đơn vị uỷ thác nhập khẩu là Công ty PAPRIMEX) đúng hiệu MITSUBISHI model MGS0450B. Bản chi tiết hàng hóa (Packing List) ngày 14/02/2007 của hãng MITSUBISHI và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ngày 27/02/2007 của Phòng Thương mại và công nghiệp SINGAPORE ghi “Made in SINGAPORE”. Các thiết bị chính: Động cơ diezel hiệu MITSUBISHI - model S6A3-PTA-S sản xuất tại Nhật Bản (C/O ngày 19/02/2007) và phần đầu phát hiệu STAMFORD sản xuất tại Anh (C/O ngày 08/02/2007) đúng như điều kiện của hợp đồng. Theo Bên mua thì “khi Bên bán nói máy đã tới cảng thì chúng tôi cũng phát hiện máy có xuất xứ SINGAPORE và không đồng ý nhận thì Bên bán cũng đã hứa là sẽ điều chỉnh lại” và nhận chứng từ hàng “vì tin tưởng mà chúng tôi đã giao tiền”.
Ngày 11/3/2007, Bên Bán lắp đặt và chạy thử không tải máy phát điện tại nhà máy của Bên mua. Bên mua yêu cầu lắp đặt, kiểm tra tủ điện ATS để nghiệm thu máy.
Ngày 12/4/2007, Bên mua sau khi nhận bộ chứng từ gốc và với kết quả giám định của Công ty cổ phần khử trùng - giám
định Việt Nam (VFC) đã yêu cầu Bên bán nhận lại máy và trả tiền vì giao máy phát điện xuất xứ SINGAPORE, không đúng Điều 2 Hợp đồng (xuất xứ Nhật Bản).
Ngày 29/4/2007, Văn phòng đại diện hãng Mitsubishi tại Việt Nam xác nhận: “...Động cơ dẫn động của tổ máy phát điện này có xuất xứ từ Nhật bản được vận chuyển qua Singapore để dễ dàng cung cấp cho các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam...” và “loại máy phát điện diezel MGS được lắp ráp tại Singapore từ năm 1994. Máy được quản lý chất lượng và kiểm tra nghiêm ngặt của nhà sản xuất”.
Ngày 31/5/2007 hai bên họp bàn giải quyết khiếu nại hợp đồng. Bên bán đề nghị Bên mua xác định lại giá của tổ máy phát điện nói trên có xuất xứ SINGAPORE để làm cơ sở thanh toán. Đề nghị của Bên bán không được chấp thuận.
Ngày 27/01/2008, Bên mua khởi kiện đến TAND Quận 3, TP.HCM.
Tại bản án kinh tế sơ thẩm ngày 26/9/2008, TAND Quận 3, TP,HCM quyết định:
- Bị đơn (Bên bán) phải nhận lại máy phát điện model MGS0450B đã giao theo hợp đồng số 11/12/01/HĐMB ngày 11/12/2006.
- Bị đơn (Bên bán) phải hoàn trả cho nguyên đơn (Bên mua) số tiền 686.713.440 đồng đã nhận từ việc thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại 77.429.325 đồng tiền lãi; chi phí giám định 2.500.000 đồng. Tổng cộng 766.642.765 đồng.
- Bác yêu cầu của bị đơn ((Bên bán) đòi nguyên đơn (Bên mua) thanh toán tiền mua máy còn nợ 171.678.360 đồng.
Bản án còn có quyết định án phí và quyền kháng cáo của đương sự.
Ngày 30/9/2008, Bị đơn (Bên bán) có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Trước khi xét xử phúc thẩm, TAND TP.HCM đã trưng cầu giám định máy và theo kết luận thẩm định kỹ thuật của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thì: “Tổ máy phát điện MITSUBISHI, model MGS0450B N0P1526, được kiểm tra có xuất xứ: SINGAPORE. Toà án cấp phúc thẩm còn yêu cầu Trung tâm thông tin và thẩm định giá Miền Nam thẩm định giá thị trường loại máy phát điện này và trung tâm đã kết luận: “Thời điểm tháng 3/2009 giá CIF tại cảng thành phố Hồ Chí Minh là 40.000 USD”.
Tại bản kinh tế phúc thẩm ngày 09/4/2009, TAND TP.HCM quyết định:
- Buộc Nguyên đơn (Bên mua) phải nhận máy phát điện hiệu MITSUBISHI model MGS0450B đang đặt tại nhà máy đồ hộp hoa quả xuất khẩu ấp Suối Chồn, Long Khánh, tỉnh Đồng Nai và phải thanh toán tiếp số tiền máy còn lại cho Bị đơn (Bên bán) là 134.534.960 đồng.
Bản án còn tuyên về án phí.
Ngày 07/7/2009 Nguyên đơn (Bên mua) yêu cầu xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nói trên, với lý do là việc cho lắp đặt thử tải máy cũng như thanh toán trước tiền hàng không làm miễn trách nhiệm của Bị đơn (Bên bán) theo các Điều 2, và 3 của hợp đồng; Bị đơn giao hàng không đúng xuất xứ nên Bị đơn phải nhận lại máy và việc Toà án cấp phúc thẩm áp giá thẩm định là không có cơ sở.
Tại Quyết định kháng nghị ngày 04/10/2009 Viện trưởng VKSNDTC nhận định:
- Bên bán giao máy không đúng xuất xứ và thừa nhận có lỗi thực hiện không đúng hợp đồng giao kết. Bên mua cũng không chấp nhận việc thay đổi xuất xứ máy. Toà sơ thẩm quyết định Bên mua được trả lại máy và buộc Bên bán trả lại tiền là có cơ sở.
- Toà án cấp phúc thẩm nhận định như: Máy phát điện đã lắp đặt không còn mới 100%, do hàng đặt nên không thể bán cho người khác, Bên mua cũng có lỗi trong việc kiểm định chất lượng trước khi lắp đặt máy và trị giá máy phát điện cùng các chi phí khác tại thời điểm hiện nay là 54.568 USD để quyết định xử sửa án sơ thẩm, chấp nhận kháng cáo của Bên bán là không có căn cứ pháp luật.
Từ những nhận định trên đây, Viện trưởng VKSNDTC quyết định kháng nghị bản án kinh tế phúc thẩm ngày 09/4/2009 của TAND TP.HCM và đề nghị Tòa Kinh tế TANDTC xét xử giám đốc thẩm theo hướng huỷ bản án kinh tế phúc thẩm nêu trên, giữ nguyên quyết định của bản án kinh tế sơ thẩm số ngày 26/9/2008 của TAND Q.3 TP.HCM.
Anh (chị) hãy căn cứ sự việc nêu trên và quy định pháp luật để đề ra đường lối giải quyết vụ án của Tòa án cấp giám đốc thẩm, trong đó cần trình bày quan điểm pháp lý (nêu ý kiến đồng tình hay không đồng tình với quan điểm xét xử của tòa án sơ thẩm và phúc thẩm) cũng như căn cứ xét xử và nội dung của quyết định giám đốc thẩm.
Đề nghị bạn lần sau không up nguyên văn một bản án mà không có bình luận,nếu còn tiếp diễn thì sẽ coi như spam và bài có thể bị xóa.
Cập nhật bởi longquochan ngày 30/12/2013 11:22:17 CH
Cập nhật bởi ntdieu ngày 30/12/2013 06:26:37 CH
xóa phần nội dung trùng