Im_lawyerx0 viết:Trích dẫn:-Khoản 2, ĐIều 401, BLDS 2005 quy định
"2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng vi phạm hình thức (đối với hợp đồng được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép, thì phải tuận theo các quy định đó) không đương nhiên bị vô hiệu. Nó chỉ bị tuyên bố vô hiêu khi một trong các bên hoặc người thứ ba yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu do không tuân theo quy định về hình thức của hợp đồng. Theo khoản 1, Điều 136, BLDS 2005 quy định
"1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập."
Trong khi đó, hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức được quy định tại điều 134, BLDS 2005, cũng thuộc vào trường hợp điều chỉnh của quy định trên. Do đó, có thể hiểu rằng hợp đồng chỉ bị vô hiệu về hình thức, khi trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập mà một trong các bên hoặc người thứ 3 yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. Quá thời hạn trên, không ai có quyền khởi kiện yêu cầu hợp đồng tuyên bố vô hiệu về hình thức nữa, đương nhiên nó vẫn có hiệu lực.
Trên đây là quan điểm của mình, mọi người cùng vào thảo luận xem !
*Thời hạn để tuyên bố hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức -Để làm rõ vấn đề này, trước hết chúng ta cần quay ngược trở lại quy định của BLDS 1995 về các nội dung liên quan:
BLDS 1995 viết:Điều 707. H́nh thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
BLDS 2005 viết:Điều 689. Hình thức chuyển quyền sử dụng đất
2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
+Như vậy, có thể nhận thấy việc công chứng, chứng thực là bắt buộc (BLDS 2005)đã thay thế cho quy định chỉ cần được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền(BLDS 1995).
BLDS 1995 viết:Điều 400. Hình thức hợp đồng dân sự
2- Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải được chứng nhận của Công chứng nhà nước, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép, thì phải tuân theo các quy định này.
BLDS 2005 viết:Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ BLDS 2005 đã có một sự thay đổi, đó là quy định đó là hợp đồng mà pháp luật quy định hình thức không đương nhiên vô hiệu nếu vi phạm về hình thức.
BLDS 1995 viết:Điều 139. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về h́nh thức
Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự vô hiệu, nếu không được thể hiện bằng văn bản, không được Công chứng nhà nước chứng nhận, không được chứng thực, đăng ký hoặc cho phép, th́ theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định ................................................
BLDS 2005 viết:Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết .........................................
+Có thể thấy, về cơ bản, việc xử lý giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức không có sự thay đổi về nội dung từ BLDS 1995 đến BLDS 2005.
BLDS 1995 viết:Điều 145. Thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
2- Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 137, Điều 138 và Điều 139 của Bộ luật này, th́ thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế.
BLDS 2005 viết:Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
+ Ở đây, đã có một sự thay đổi vô cùng quan trọng, đó là trong
BLDS 1995 thì
với các giao dịch dân sự mà pháp luạt có quy định "hình thức là điều kiện có hiệu lực" thì thời hạn tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu là không hạn chế. CÒn ở
BLDS 2005 đã có một thay đổi đáng kể đó là
với các giao dịch dân sự mà pháp luạt có quy định "hình thức là điều kiện có hiệu lực" thì thời hạn tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu là hai năm. +
Kết luận:
Sau hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự mà pháp luạt có quy định "hình thức là điều kiện có hiệu lực" không tuân theo quy định đó, đương sự không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu thì nó đương nhiên có hiệu lực.Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.