Chào bạn, về vấn đề này bạn có thể tham khảo giải đáp như sau:
Trường hợp ngân hàng kiện ra Toà, do sổ đỏ được dùng để thế chấp không hợp pháp nên khi giải quyết vụ án, Tòa án sẽ đánh giá chứng cứ để quyết định hủy sổ đỏ này, hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ thu hồi, hủy bỏ sổ đỏ đã cấp trái pháp luật.
Bên nhận thế chấp là ngân hàng trong trường hợp này sẽ không được bảo vệ quyền của người nhận thế chấp, mà quyền của chủ sở hữu đất hợp pháp mới được pháp luật bảo vệ.
Theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
- Khi một bên tham gia hợp đồng dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.
- Lừa dối trong hợp đồng dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Như vậy, trường hợp này hợp đồng thế chấp sẽ vô hiệu do bị lừa dối, tức là tài sản thế chấp không hợp pháp nhưng bạn vẫn mang đi vay.
Theo đó, trong trường hợp hợp đồng thế chấp được cơ quan có thẩm quyền tuyên là vô hiệu, thì rủi ro là khoản vay từ có tài sản đảm bảo thành khoản vay không có tài sản đảm bảo.
Đồng thời, việc hợp đồng thế chấp lúc này vô hiệu cũng sẽ không kéo theo hợp đồng vay vô hiệu mà người vay vẫn có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có quyền khởi kiện để yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi suất chậm trả theo hợp đồng tín dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.