Hợp đồng ủy quyền chấm dứt hiệu lực

Chủ đề   RSS   
  • #599856 28/02/2023

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Hợp đồng ủy quyền chấm dứt hiệu lực

    Trong trường hợp hợp đồng uỷ quyền đang có hiệu lực, vợ trong phạm vi được ủy quyền của mình mang thửa đất đi thế chấp để vay vốn. Trong thời gian vay vốn, nếu hợp đồng uỷ quyền này bị chấm dứt đơn phương thì hợp đồng thế chấp có còn hiệu lực không?

     

    Tại Điều 317, Điều 327, Điều 567, Điều 143 Bộ luật dân sự 2015 quy định:  

    Điều 317. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

    Điều 327. Chấm dứt thế chấp tài sản

    Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

    2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

    3. Tài sản thế chấp đã được xử lý;

    4. Theo thoả thuận của các bên.”

    Điều 567. Nghĩa vụ của bên uỷ quyền

    1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc.

    2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.

    3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền; trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.”

    Điều 143. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

    1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người được đại diện đồng ý;

    b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

    c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

    2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

    3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

    4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”

    Trường hợp này cần xác định rõ, thửa đất mà chồng ủy quyền cho vợ là tài sản riêng của chồng và chồng ủy quyền cho vợ để thay mình thực hiện việc thế chấp tài sản để vay vốn. Theo quy định của pháp luật về thế chấp tài sản thì chủ sở hữu mới có quyền thế chấp tài sản do đó ở đây vợ thực hiện giao dịch thế chấp tài sản thay chồng trong phạm vi được ủy quyền. 

    Căn cứ theo quy định của pháp luật, việc chấm dứt thế chấp tài sản, cụ thể ở đây là quyền sử dụng đất xảy ra trong các trường hợp:

    - Bên vay vốn đã trả xong khoản vay;

    - Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

    - Tài sản thế chấp đã được xử lý;

    - Theo thoả thuận của các bên.

    Bên cạnh đó, nghĩa vụ của bên ủy quyền là phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.

    Từ những căn cứ trên, hợp đồng ủy quyền bị đơn phương chấm dứt không phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng thế chấp. Do đó, khi hợp đồng ủy quyền bị đơn phương chấm dứt thì hợp đồng thế chấp vẫn còn hiệu lực vì chỉ chấm dứt khi thuộc 4 trường hợp trên.

    Trong hợp đồng ủy quyền, nghĩa vụ của bên ủy quyền là phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền. Theo đó, nếu những việc vợ thực hiện bao gồm thế chấp thửa đất là trong phạm vi ủy quyền của chồng thì chồng sẽ phải chịu trách nhiệm về tiếp tục thực hiện tiếp hợp đồng thế chấp này sau khi hợp đồng ủy quyền chấm dứt hiệu lực. 

    Trường hợp vợ thực hiện vượt quá phạm vi được ủy quyền tùy theo trường hợp mà sẽ xử lý theo Điều 143 Bộ luật dân sự 2015. 

     
     
    396 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #601414   31/03/2023

    legiadien
    legiadien

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:26/03/2023
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Hợp đồng ủy quyền chấm dứt hiệu lực

    Cám ơn thông tin mà bạn cung cấp, qua tìm hiểu mình biết được hợp đồng ủy quyền cũng là loại hợp đồng dân sự nên cần tuân thủ nguyên tắc chung của việc xác lập hợp đồng. Việc thỏa thuận thực hiện hợp đồng đồng được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, các bên giao kết hợp đồng trên tinh thần thiện chí, trung thực phù hợp với quy định pháp luật, đạo đức xã hội. Pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận để lựa chọn mốc thời gian cụ thể để chấm dứt hiệu lực của hợp đồng

    .

     
    Báo quản trị |