Theo mình biết thì, Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Như vậy, nếu như Phó giám đốc đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên như luật định thì Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc thực hiện một số hoặc toàn bộ quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân. Phạm vi đại diện của Phó giám đốc là tùy thuộc vào nội dung ủy quyền giữa GĐ và PGĐ trong Hợp đồng ủy quyền. Phạm vi đại diện của PGĐ trong trường hợp này được quy định tại Điều 141 BLDS 2015:
“Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền.”
Và hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo ủy quyền của PGĐ trong trường hợp này là hoàn toàn có giá trị pháp lý cũng như không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hơp cụ thể người được đại diện phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi của mình. Cụ thể, được quy định:
“Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.”