hợp đồng sửa chữa xe máy

Chủ đề   RSS   
  • #295680 06/11/2013

    huong_kt37

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    hợp đồng sửa chữa xe máy

    các luật sư cho em hỏi tình huống này!

    A mang xe đến cửa hàng của B để sửa hẹn 4h chiều 20/4/2013 đến lấy xe.

    đến 6h chiều 20/4/2013 A k đến nhận xe do sợ để ở cửa hàng sợ mất nên A mang xe về nhà. trên đường về bị C đâm ( C vi phạm luật giao thông). xe hư hỏng nặng. 

    Hỏi ai sẽ là người bồi thường thiệt hại cho A.

     

     
    8962 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #295972   07/11/2013

    phanthanhtuan2013
    phanthanhtuan2013
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2013
    Tổng số bài viết (310)
    Số điểm: 2586
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 154 lần


    Đoạn này là sao hả bạn: "A k đến nhận xe do sợ để ở cửa hàng sợ mất nên A mang xe về nhà". Sợ mất xe sao không đến nhận. Rồi khi mang về bị C đâm thì C bồi thường.

    Tra cứu BẢN ÁN/ HỢP ĐỒNG MẪU tại https://caselaw.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #296046   07/11/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Theo tôi thì ở đây bạn  đã gõ nhầm B thành A. Và nguyên văn của nó phải là: "A mang xe đến cửa hàng của B để sửa, hẹn 4h chiều 20/4/2013 đến lấy xe. Đến 6h chiều 20/4/2013 A k đến nhận xe. Do sợ để ở cửa hàng sợ mất nên B mang xe về nhà".

    Trong trường hợp này, để xác định ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho A, thì trước hết phải xác định giao dịch dân sự được xác lập giữa ai với ai? Để từ đó xác định ai là người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại?

    Trước hết có thể khẳng định trong tình huống này có hai giao dịch dân sự được xác lập.

    Giao dịch thứ nhất là việc B nhận sửa chữa xe cho A (giao dịch này được thể hiện bằng hình thức giao kết hợp đồng, cụ thể là hợp đồng miệng). Để thực hiện giao dịch này thì A phải giao xe cho B, lúc này B đương nhiên trở thành người có trách nhiệm quản lý xe của A trong thời gian từ khi nhận xe của A đến khi giao trả xe cho A (các dữ kiện về thời gian hẹn lấy xe không ảnh hưởng đến việc trách nhiệm quản lý xe thuộc về ai, mà nó phải căn cứ vào thực tế ai là người đang quản lý chiếc xe đó). Do vậy, đù theo hẹn là đến 4h chiều A sẽ đến nhận xe nhưng vì bất cứ một lý do nào đó mà A không đến nhận xe theo thời gian đã hẹn thì B vẫn là người trực tiếp quản lý xe của A trên thực tế. Vì vậy mà mọi thiệt hại xảy ra đối với chiếc xe của A đều thuộc về trách nhiệm của B. 

    Giao dịch thứ hai được xác lập giữa B và C (thể hiện bằng hành vi pháp lý đơn phương là C gây tai nạn đối với B). Theo dữ kiện tình huống đưa ra thì C phải chịu trách nhiệm bồi thường cho B đối với những thiệt hại mà mình gây ra cho chiếc xe của A mà B đang quản lý vì C là người có lỗi gây ra thiệt hại. 

    Đó là tất cả những gì đặt ra cho sinh viên khi giải quyết tình huống này.

    Còn trên thực tế nếu tranh chấp này được đưa ra Tòa án giải quyết, thì căn cứ vào quy định tại  khoản 1 Điều 315 BLDS, nếu A (bên có quyền) đồng ý cho B (bên có nghĩa vụ) chuyển giao nghĩa vụ của mình đối vái A sang cho C (bên thế nghĩa vụ) thì Tòa án sẽ buộc C là người trực tiếp chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho A.

     

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    SAdmin (07/11/2013) ngocloan1990 (11/11/2013) longquochan (11/11/2013)
  • #296911   13/11/2013

    huong_kt37
    huong_kt37

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


     

    " Giao dịch thứ hai được xác lập giữa B và C (thể hiện bằng hành vi pháp lý đơn phương là C gây tai nạn đối với B). Theo dữ kiện tình huống đưa ra thì C phải chịu trách nhiệm bồi thường cho B đối với những thiệt hại mà mình gây ra cho chiếc xe của A mà B đang quản lý vì C là người có lỗi gây ra thiệt hại. "

     

    Mình hơi băn khoăn về đoạn bạn xác định quan hệ giữa B và C là giao dịch dân sự, C là hành vi pháp lý đơn phương vì theo mình hành vi pháp lý đơn phương nó thể hiện ý chỉ của 1 bên chủ thể nhưng đây là tai nạn giao thông, cái này thuộc lĩnh vực hành chính hoặc hình sự, dân sự chỉ điều chỉnh cái vấn đề bồi thường thệt hại thôi

    Cập nhật bởi huong_kt37 ngày 13/11/2013 12:59:27 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #296515   10/11/2013

    huong_kt37
    huong_kt37

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    cái này e viết nhầm. A k đến nhận xe nên B mang xe về nhà rồi xảy ra tai nạn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #296715   11/11/2013

    huong_kt37
    huong_kt37

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    trong tình huống này mình nghĩ giải quyết như sau:

    A có thể kiện đòi B bồi thường bởi giữa A và B có hợp đồng sửa chữa nên B có trách nhiệm bồi thường. đay được xác định là nghĩa vụ trong hợp đồng. còn B đòi C bồi thường về cả sức khỏe và tài sản đây xác định là nghĩa vụ ngoài hợp đồng

    Bên cạnh đó, A có thể trực tiếp kiện đòi C bởi C là người gây ra thiệt hại. Đây là nghĩa vụ ngoài hợp đồng.

    nhưng đứng trên phương diện của A thì A nên đòi B sẽ chắc chắn hơn bởi đã có hợp đồng và B là một cơ sở có trụ sở xác định. 

    Hai trường hợp như thế nên mình đang phân vân về cách giải quyết mong mọi người cho ý kiến!

     
    Báo quản trị |  
  • #296729   12/11/2013

    nguyenbaoquan
    nguyenbaoquan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cho mình hỏi nếu trường hợp B nhận dạy nghề cho D, dù trong giấy phép cơ sở k có cho phép nhận dạy nghề, rồi D vì sợ để xe của A ở xưởng sẽ bị mất, nên mang xe về nhà,lúc này C đâm phải D,

    vậy ngòai 2 giao dịch dân sự mà Bác BachThanh nêu ra, con giao dịch nào n\nữa không? trường hợp này B khai là không cho phép C mang xe về, và cũng k biết C mang xe của A vê! vậy trách nhiệm sẽ thuộc về ai? mình xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #296910   13/11/2013

    huong_kt37
    huong_kt37

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    dù D là người đang học nghề hay người làm công ( nghĩa là cơ sở của B có  giấy phép hay không) thì người bồi thường là B theo điều 622 BLDS .

     
    Báo quản trị |