hợp đồng mượn tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #126745 29/08/2011

    hợp đồng mượn tài sản

    mình có một tình huống như sau. ông A cho anh B mượn đất để sử dụng. trong thời gian sử dụng anh B có trồng cây lâu năm trên mảng đất mượn của ông A. sau khi thời gian mượn đất hết hạn ông A đòi lại đất và muốn lấy luôn số cây lâu năm mà anh A đã trồng. cho mình hỏi trong trường hợp trên ông A đòi lấy luôn số cây lâu năm mà anh B đã trồng như vậy là đúng không. và giả quyết như thế nào. mong được các bạn quan tâm tới.

    >> Giang Nguyễn Văn<<

    sđt: 0944722520

     
    10504 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #126913   30/08/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào em!
     Trường hợp này, Ông B chỉ mượn đất và khi hết hạn hợp đồng thì Ông B chỉ trả lại đất cho Ông B (vì là đất mượn nên không có tiền bạc gì trả cho A cả)

     Những cây lâu năm mà B đã trồng, là tài sản do Ông B tạo dựng, nó thuộc quyền sở hữu của Ông B. Ông A không có quyền đòi tài sản này.

     Việc giải quyết đơn giản, khi trả đất thì Ông B thu hoạch hết số cây thuộc quyền sở hữu của mình. Ông A không có quyền gì đòi lấy số cây này cả.

     Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #126945   30/08/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    anh khacduy25 nói thế em thấy không ổn lắm!
    theo quy định của bộ luật dân sự 2005 thì bất động sản là đất đai và các tài sản khác gắn liền với đất. như vậy thì cây lâu năm trên đất ấy cũng là bất động sản và nó thuộc sở hữu của A.
    theo em cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là A và B thuơng thượng sau đó A xẽ đưa cho B một khoản tiền, thế là xong. emoticon
     
    Báo quản trị |  
  • #127006   30/08/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào garan
     Biết rằng khi cây đứng trên đất thì nó là bất động sản, nhưng khi hạ cây xuống thì nó dĩ nhiên trở thành động sản rồi.
     Việc Ông A cho mượn đất, Ông B tạo ra tài sản của mình thông qua trồng cây. Và tài sản trên đất này là của Ông B.

     Chẳng hạn như, em cho anh mượn đất, anh xây nhà trên đất em để ở tạm, khi hết hợp đồng mượn đất giữa anh và em, thì đương nhiên, anh chỉ trả lại đất. Còn ngôi nhà này là của anh, anh có thể dở bỏ, bán lại cho em...(ngôi nhà là quyền sở hữu của anh, tùy anh định đoạt, xử lý nó khi hết hạn hợp đồng. Và khi đó, anh chỉ trả đất cho em thôi.

     Em thấy thế nào, có đúng không nhỉ? Rất vui được trao đổi cùng em!
     Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #127052   30/08/2011

    TaiNhan288
    TaiNhan288
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2011
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 1030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 47 lần


    Chào các ban!

    Mình có vài ý kiên trao đổi như sau:

    1) các bạn trả lời mà không đưa ra được cơ sở pháp lý nên nói không có căn cứ và khó thuyết phục người khác.

    2) Chủ topic lại nêu câu hỏi không thực sự rõ ràng lắm, bạn cần phải nói rõ trong hợp đồng người ta thỏa thuận như thế nào? mục đích sử dụng là sử dụng vào mục đích gì? trồng cây lâu năm?hàng năm? xây nhà...? thì lúc đó câu trả lời mới chính xác được.

    Vì bạn không nêu rõ mực đích nên mình xin trả lời cho bạn thế này:

    Theo quy định tại Điều 514 BLDS 2005 và Điều 517

    Điều 514. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản 

    Bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

    2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;

    3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;

    4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.

    Điều 517. Quyền của bên cho mượn tài sản

    Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:

    1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;

    2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;

    3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.


    Ở đây Điều luật quy định bên mượn chỉ phải trả lại tài sản đã mượn và bên cho mượn chỉ có quyền đòi lại tài sản cho vay, không có quy định buộc bên mượn phải trả lại hoa lợi, lợi tức cho bên cho mượn nên trong tình huống trên ông A không có quyền đòi anh B phải giao số cây đó cho ông ta, anh B có toàn quyền đối với những cây do anh ấy trồng lên trên mảnh đất của ông A.


    Cách giải quyết:

    Anh B bán cho ông A số cây đó.(1)

    Anh B khai thác số cây đó rồi trả lại đất cho ông A(2)

    Anh B mua luôn đất của ông A(3)...

    Các bên có quyền thỏa thuận chọn  lựa các giải pháp thích hợp, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, khi tòa thụ lý giải quyết thì Tòa sẽ giải quyết theo phương án thứ 2

     

     

    không gì là không thể

     
    Báo quản trị |  
  • #127341   31/08/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    TaiNhan288 viết:
    Chào các ban!
    Mình có vài ý kiên trao đổi như sau:
    1) các bạn trả lời mà không đưa ra được cơ sở pháp lý nên nói không có căn cứ và khó thuyết phục người khác.
    2) Chủ topic lại nêu câu hỏi không thực sự rõ ràng lắm, bạn cần phải nói rõ trong hợp đồng người ta thỏa thuận như thế nào? mục đích sử dụng là sử dụng vào mục đích gì? trồng cây lâu năm?hàng năm? xây nhà...? thì lúc đó câu trả lời mới chính xác được.



    Tôi tán thành với bạn về những ý kiến trên. Cũng đồng ý với bạn về những quy định của BLDS đối với HĐ mượn tài sản và cách giải quyết của bạn.

    Nhưng nếu các bên không thỏa thuận được theo một trong 3 phương án của bạn mà phải đưa ra Tòa án. Thì căn cứ để Tòa án giải quyết không phải chỉ dựa vào những quy định chung chung của điều 514 va 517 BLDS. Bởi ngoài những quy định đó thì BLDS cũng đã có những quy định khác để có thể giải quyết tranh chấp này.

    Tôi giả sử miếng đất mà ông A cho anh B mượn là đất trồng cây lâu năm, thì như vậy là anh B đã sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản mà không vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 515 BLDS.

    Khi hai bên thỏa thuận việc mượn đất, thì quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đất đã được chuyển giao từ ông A sang cho anh B. Theo quy định tại các Điều 192 và 194 BLDS thì anh B có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất. Do đó mà cây cối anh B trồng trên đất của ông A phải thuộc về anh B. Đó mới chính là cơ sở để Tòa án buộc anh B chỉ có nghĩa vụ trả lại đất cho ông A. 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (31/08/2011) giodong_lkt1 (31/08/2011)