hợp đồng miệng

Chủ đề   RSS   
  • #145382 04/11/2011

    vananh91

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hợp đồng miệng

    Mình đang học luật lao động và có một số vấn đề mong mọi người góp ý:
        - trong luật lao động có tập quán nào được thừa nhận hay không ?
        - thỏa thuận giữa ngư dân với chủ tàu có thể coi là một loại hợp đồng miệng để giải quyết khi tranh chấp xảy ra hay không ?
        - chủ tàu có buộc phải mua bảo hiểm nhân mạng cho tất cả các ngư dân trên thuyền không ?
     
    6061 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #145524   05/11/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trả lời

    1. Không
    2. Có
    3. Theo pháp luật lao động thì việc này không bắt buộc.
     
    Báo quản trị |  
  • #145380   04/11/2011

    vananh91
    vananh91

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bồi thường tai nạn lao động

    Thưa luật sư
    Em đang là sinh viên luật năm 3, hiện em đang làm bài kết thúc học phần môn luật lao động. Em có một số thắc mắc xin nhờ luật sư tư vấn:
        - do tập quán của việc ra khơi đánh cá nên giữa ngư dân và chủ tàu không kí kết hợp đồng lao động, vậy nếu phát sinh tranh chấp thì có thể dùng nhựng tập quán này để xác định quan hệ giữa ngư dân và chủ tàu là quan hệ lao động làm công ăn lương không không ? ( vd như một vài tập quán mà em tìm hiểu được là khi tàu đánh cá có lời thì 2 bên ăn chia 5/5 đồng thời chủ tàu trả công cho ngư dân, còn trong trường hợp lỗ thì chủ tàu chịu và bên cạnh đó vẫn phải trả tiền công cho ngư dân. Và trong việc trả tiền công cho ngư dân thì chủ tàu cũng trả tiền theo kinh nghiệm và công việc của ngư dân trên tàu)
        -  bảo hiểm nhân mạng có phải là loại bảo hiểm bắt buộc chủ tàu phải mua cho ngư dân trên tàu của mình không ?

    cho mình có ý kiến tí nha, nếu bạn nói trong luật lao động không thừa nhận tập quán vậy tai sao bạn lại nói thỏa thuận giữa ngư dân và chủ tàu có thể coi là 1 loại hợp đồng miệng để giải quyết tranh chấp. vì nếu không thừa nhận tấp quán về việc kí kết hợp đồng này thì làm sao công nhận là hợp đồng miệng được vì hợp đồng miệng là hợp đồng dưới 3 tháng hoặc giúp việc gia đình, mà việc đánh bắt trên biển đâu phải luôn luôn dưới 3 tháng.

    và nếu không bắt buộc chủ tàu mua bảo hiểm cho ngư phủ thì trong trường hợp ngư phủ thiệt mạng do bão xảy ra gia đình ngư dân sẽ hoàn toàn không dược hỗ trợ gì sao (không đươc hưởng tiền bảo hiểm, cũng không được chủ tàu bồi thường nhân mạng do bão là sự khiện bất khả kháng) ?
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 13/11/2011 04:03:30 CH Ghép bài
     
    Báo quản trị |  
  • #147306   13/11/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào vananh91, không thể đổ thừa cho "do tập quán" để nói rằng giữa ngư dân và chủ tàu không có hợp đồng lao động. Quy định của luật lao động không có điều khoản nào thừa nhận tập quán.

    Tuy nhiên thỏa thuận miệng giữa chủ tàu và ngư dân khi có tranh chấp vẫn được tòa án công nhận và coi như một dạng hợp đồng lao động.

    Việc mua bảo hiểm nhân mạng không phải là bảo hiểm bắt buộc theo quy định của luật lao động. Chỉ có bảo hiểm xã hội mới là loại bắt buộc thôi. Bạn đừng hỏi tôi tại sao nó là như vậy. Tôi không phải là nhà làm luật, chỉ đơn giản trích dẫn quy định pháp luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #147500   14/11/2011

    vananh91
    vananh91

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khoản 2 Điều 3 nghị định72/1998/NĐ-CP  về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển: “Chủ phương tiện nghề cá bắt buộc phải thực hiện mua bảo hiểm thuyền viên”.

    Điều 5 Chỉ thị số 39-TTg ngày 18/1/1997 của Thủ tướng Chính phủvề việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển “Chỉ đạo các cơ quan bảo hiểm tổ chức cho ngư dân mua bảo hiểm thuyền viên theo yêu cầu bắt buộc”

    Từ những quy định trên có thể suy ra đây là loại hình baỏ hiểm bắt buộc

    bạn hiểu nhầm ý mình rồi. mình muốn nói ở đây là chính vì thừa nhận tập quán về kí kết QHLĐ giữa chủ tàu và ngư phủ nên PL mới thừa nhận giũa họ đã có HĐ miệng. hơn nữa, điều 3 LDS cũng quy định: áp dụng tập quán khi PL ko có quy định, các bên ko có thỏa thuận khác và tập quán đó ko trái với những quy định của PL
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 14/11/2011 09:59:30 CH ghep bai
     
    Báo quản trị |