Chào bạn nguyenhavietdung.
Anh A làm thợ điện cho doanh nghiệp B theo HĐLĐ không xác định thời hạn. Anh A có giấy mời của thân nhân ở nước ngoài nên anh xin nghỉ phép 3 tháng để đi thăm người nhà. Giám đốc doanh nghiệp B đã đồng ý với điều kiện anh A tìm người làm thay thế mình trong thời gian xin nghỉ. Sau đó anh A giới thiệu anh C và được giám đốc chấp thuận cho lam thay công việc của anh A. Làm việc được 2 tháng, một lần do sơ suất, anh C đóng nhầm cầu dao điện ở mức điện áp quá cao dẫn đến làm cháy một số máy móc và làm hỏng sản phẩm. Thiệt hại khoảng 30 triệu đồng, anh C đã bỏ trốn. Khi hết hạn nghỉ phép, trở lại doanh nghiệp anh A bị giám đốc yêu cầu bồi thường thiệt hại nói trên. Anh A không đồng ý vì cho rằng mình không có lỗi, lập tức giám đốc ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với anh A.
a. Yêu cầu bồi thường thiệt hại và chấm dứt HĐLĐ với anh A đã đủ căn cứ chưa?
Luật dân sự 2005
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Anh A không có lổi gây ra thiệt hại cho DN B vì chính C là người gây ra thiệt hại; việc quyết định tuyển dụng C thay thế A hay không là quyền của DN B.
Do đó, Yêu cầu bồi thường thiệt hại và chấm dứt HĐLĐ với anh A là không có căn cứ.
b. Mối liên hệ pháp lý giữa quan hệ HĐLĐ của anh A và anh C như thế nào?
Luật lao động:
Điều 15. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
quan hệ lao động chỉ là giữa A và DN B; không có liên quan đến C
c. Nếu anh C xảy ra tai nạn LĐ thì giải quyết trường hợp này như thế nào?
Giải quyết như là người lao động bình thường khác có HĐLĐ miệng (lời nói), do thời gian thay thế A là ngắn có thể không cần ký HĐLĐ
d. Nếu Anh A chỉ nhờ anh B làm việc hộ trong vài giờ.
Nếu không có sự đồng ý của DN B thì A đã vi phạm HĐLĐ và phải bồi thường.
Điều 30. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 05/12/2014 07:30:16 CH