HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chủ đề   RSS   
  • #349357 10/10/2014

    HaleDHL1994

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    Chào Luật sư, xin luật sư tư vấn cho tôi trong tình huống này:

    Chị Trần B là kỹ sư điện làm việc cho công ty TNHH X. Trước khi ký HĐLĐ, 2 bên thỏa thuận thử việc trong thời gian 90 ngày, từ ngày 1/9/2013 đến ngày 30/11/2013. Hết thời gian thử việc, mặc dù công ty X không ký hợp đồng LĐ chính thức nhưng B vẫn đi làm và được giao công việc bình thường. Do những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nên tháng 5/2014 công ty X sáp nhập với công ty Y. Sau khi hoàn tât thủ tục sáp nhập, cty Y sắp xếp lại nhân sự. Khi rà soát các hợp đồng lao động thì cty Y phát hiện B không ký HĐLĐ, nên ngày 5/6/2014 cty Y triệu tập B đến và thông báo B nghỉ việc từ ngày 6/6/2014. Vậy việc chấm dứt của cty Y có đúng hay không? và theo quy định PL hiện hành, quyền lợi của chị B được giải quyết như thế nào trong trường hợp này?

    Hale Alonzo

     
    3612 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #350249   15/10/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Thường thì khi thỏa thuận ký hợp đồng thử việc thì trong đó có trao đổi đến mức lương chính thức là như thế nào rồi, cũng như các chính sách cho nhân viên thử việc và chính thức.

    Trong trường hợp này nếu hết thời gian thử việc mà nsdld vẫn để ng lao động làm việc bình thường thì cũng có thể hiểu là đã tự ý giao kết hợp đồng lao động chính thức. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #350281   15/10/2014

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    HaleDHL1994 viết:

    Chào Luật sư, xin luật sư tư vấn cho tôi trong tình huống này:

    Chị Trần B là kỹ sư điện làm việc cho công ty TNHH X. Trước khi ký HĐLĐ, 2 bên thỏa thuận thử việc trong thời gian 90 ngày, từ ngày 1/9/2013 đến ngày 30/11/2013. Hết thời gian thử việc, mặc dù công ty X không ký hợp đồng LĐ chính thức nhưng B vẫn đi làm và được giao công việc bình thường. Do những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nên tháng 5/2014 công ty X sáp nhập với công ty Y. Sau khi hoàn tât thủ tục sáp nhập, cty Y sắp xếp lại nhân sự. Khi rà soát các hợp đồng lao động thì cty Y phát hiện B không ký HĐLĐ, nên ngày 5/6/2014 cty Y triệu tập B đến và thông báo B nghỉ việc từ ngày 6/6/2014. Vậy việc chấm dứt của cty Y có đúng hay không? và theo quy định PL hiện hành, quyền lợi của chị B được giải quyết như thế nào trong trường hợp này?

    Chào bạn

    Việc công ty X thỏa thuận thử việc 90 ngày là trái với quy định của pháp luật lao động (Điều 27 Luật lao động 2012). Về nguyên tắc khi hết thời hạn nghỉ việc thì nếu NLĐ đạt yêu cầu thì NSDLĐ phải ký HĐLĐ với NLĐ (thường thì ký HĐ có xác định thời hạn), tuy nhiên công ty không ký HĐLĐ và NLĐ vẫn tiếp tục làm việc (được trả lương hàng tháng) thì điều này có thể hiểu công ty X đã đồng ý tuyển dụng chị B. Vấn đề ở đây là do không ký HĐLĐ nên không biết NLĐ đang giao kết loại hình HĐLĐ nào.

    Theo quy định tại Điều 45 Luật lao động thì sau khi sáp nhập công ty Y phải có trách nhiệm sử dụng tiếp số lao động hiện có và tiến hành sửa đổi, bổ sung HĐLĐ. Trường hợp nếu không sử dụng hết số lao động hiện có thì công ty Y phải lập phương án sử dụng lao động (theo Điều 46 Luật lao động) và phải thông qua Công đoàn công ty Y thì mới hợp lệ. Như vậy theo như bạn trình bày thì nếu Công ty Y không tuân thủ các quy định nêu trên và cho chị B nghỉ việc mà không thuộc các trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 38 Luật lao động) là trái với pháp luật lao động. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, chị B có thể nhờ Công đoàn công ty Y can thiệp hoặc gửi đơn khiếu nại đến Phòng LĐTB&XH nơi công ty Y có trụ sở để được giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    hipgov (17/10/2014)