Hợp đồng hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #435725 12/09/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Hợp đồng hôn nhân

    “Hợp đồng hôn nhân” là khái niệm quen thuộc với các bạn trẻ mê phim hàn, nhưng lại là xa lạ đối với thực tế ở nước mình.

    Nhiều bạn nữ tâm sự rằng có nên lấy ông chồng mà trước khi lấy nhau yêu cầu mình phải ký vô bản hợp đồng hôn nhân hay không, ngay cả khi 2 người đến với nhau bằng tình yêu, hoặc có khi ngược lại, bạn nam có do dự không khi bạn nữ đưa ra hợp đồng hôn nhân trước khi đăng ký kết hôn…(trường hợp ngược lại này chắc chủ yếu là mấy bạn nữ học luật :P)?

    Hợp đồng hôn nhân

    Nếu là người sống thiên về tình cảm, bạn sẽ cho rằng người đưa ra bản hợp đồng hôn nhân trước khi đăng ký kết hôn là con người khô khan, tính toán. Nhưng nếu bạn là người sống cân bằng giữa lý trí và tình cảm hoặc hơn thiên hướng về lý trí, bạn sẽ cho rằng người này có tầm nhìn xa trông rộng, nhất là đối với những người giàu có.

    Hợp đồng hôn nhân vẫn được pháp luật thừa nhận. Bởi vì, hợp đồng hôn nhân được ký kết trên cơ sở thỏa thuận để đôi bên xác lập, thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình. (theo Bộ luật dân sự 2005)

    Trong trường hợp không may giữa đôi bên vợ, chồng có phát sinh tranh chấp, thì đôi bên có thể dùng hợp đồng hôn nhân để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

    Lưu ý hợp đồng này phải được tự do thỏa thuận ký kết, trung thực, ngay thẳng và không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

    Nhớ nhé, nếu như hợp đồng này trái pháp luật và đạo đức xã hội hoặc vi phạm nguyên tắc thỏa thuận, trung thực, ngay thẳng thì xem như hợp đồng này bị vô hiệu và không có giá trị được pháp luật thừa nhận.

    Sau đây là mẫu hợp đồng hôn nhân, các bạn có thể tham khảo, các bạn có quyền thêm thắt cho “sinh động” và nhất là phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân bạn và đối phương nhé:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
    ---------------

    (Địa danh), ngày …. tháng …. năm …..

     

    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN

    Căn cứ Bộ luật dân sự 2005;

    Căn cứ Luật hôn nhân gia đình 2014;

    Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số…;

    Căn cứ vào tình yêu chân chính và mối quan hệ giữa hai bên đã đến giai đoạn chin muồi;

    Hôm nay, ngày …tháng….năm….tại…hợp…

    Chúng tôi gồm:

    Bên A: Anh….(họ tên chồng)

    Bên B: Chị…(họ tên vợ)

    Sau khi đã bàn bạc và đi đến thống nhất ký hợp đồng hôn nhân với các điều khoản ràng buộc như sau:

    Điều 1: Nội dung hợp đồng

    1. Hợp đồng này hướng đến sự thỏa thuận giữa đôi bên trên cơ sở đôi bên cùng có lợi xây dựng tình yêu mãi mãi và hạnh phúc bền lâu.

    2. Chi phí hôn nhân bao gồm các cuộc đi chơi, đối nội, đối ngoại, cưới xin, lễ nghĩa, ma chay…do bên B chịu trách nhiệm chi trả dựa trên nguồn thu từ việc đóng góp của hai bên.

    Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

    1. Quyền lợi của mỗi bên

    a. Được ăn cơm no, mặc áo ấm đủ 365 ngày/năm (đối với năm nhuần là 366 ngày/năm)

    b. Có người gọi mình là Honey hoặc là My Darling! (cách gọi trìu mến để thể hiện tình cảm)

    c. Được quyền tự do ăn chơi lành mạnh 4 buổi trong 01 tháng, nhưng với điều kiện phải cung cấp chính xác, trung thực thông tin cho bên còn lại về địa điểm đi chơi, đi với ai, mấy giờ đi và mấy giờ về và số điện thoại liên lạc của người đi cùng trong trường hợp không thể liên lạc trực tiếp với đối phương được.

    Trường hợp vi phạm điều kiện trên, bên vi phạm buộc phải ở nhà, không được phép đi chơi trong tháng đó. Trường hợp đó là lần thứ 4 đi chơi trong tháng thì buộc phải ở nhà trong cả tháng tiếp theo. Nếu đã bị phạt ở nhà mà vẫn tái phạm thì bị buộc phải ở nhà, không được đi chơi trong vòng 01 năm.

    d. Cùng đi dạo, ăn tối bên ngoài, xem phim, café…03 buổi tối/tuần. Địa điểm do hai bên tự thỏa thuận.

    đ. Sinh cọn đẻ cái, từ 1 – 2 đứa, không phân biệt trai, gái.

    e. Yêu cầu đối phương tặng quà vào các dịp đặc biệt trong trường hợp bên kia quên.

    2. Nghĩa vụ của mỗi bên

    a. Mỗi bên phải tự bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bản thân. Không được tự hủy hoải tính mạng, sức khỏe của mình trong bất kỳ trường hợp nào.

    b. Chung thủy, trung thực, ngay thẳng trong mối quan hệ vợ chồng. Không ngoại tình, không lăng nhăng.

    c. Nộp đủ lương tháng đã nhận (tốt nhất là chuyển vào tài khoản chung của hai bên), sau đó, bên B có trách nhiệm chi khoản chi tiêu trong tháng cho mỗi bên ngay thời điểm đã nhận đủ khoản lương của hai bên. Khoản chi này được công khai giữa hai bên. Cuối mỗi quý sẽ đánh giá khoản thu, chi, tình hình sử dụng khoản tài sản chung này và góp ý cải thiện, phát huy.

    d. Không dùng vũ lực hoặc có lời nói thô lỗ , chửi bậy (chẳng hạn như xưng hô mày, tao…) khi hai bên có mâu thuẫn với nhau.

    đ. Tạo điều kiện, giúp đỡ trong học tập, công tác và giải trí để cùng có chung tương lai tốt đẹp.

    e. Tối thiểu về thăm gia đình hai bên 01 lần/tháng. Không được phân biệt gia đình của bên A hay bên B.

    g. Phân chia công việc nhà một cách công bằng, hợp lý giữa hai bên.

    Điều 3: Xử lý vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

    1. Không tự bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân thì bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng hôn nhân này.

    2. Trong trường hợp ngoại tình hoặc không chung thủy hoặc lăng nhăng, bên còn lại phải có đủ bằng chứng để chứng minh thì có quyền ly hôn ngay thời điểm có đủ bằng chứng đó.

    3. Nếu không nộp đủ lương tháng thì bên còn lại có quyền cắt cơm, quần áo ấm cho bên vi phạm.

    4. Nếu dùng vũ lực hoặc có lời nói thô lỗ, chửi bậy khi có mâu thuẫn xảy ra, bên bị vi phạm có quyền về nhà mẹ đẻ của mình để ở trong vòng 01 tháng.

    Trường hợp cần thiết có thể nhờ đến sự hỗ trợ của chính quyền địa phương hoặc ra Tòa ly hôn.

    5. Nếu không thăm gia đình hai bên như  thỏa thuận nêu trên thì bên bị vi phạm sẽ bị cắt cơm, quần áo ấm và cả buổi đi chơi, đi dạo, ăn tối, xem phim…của hai bên.

    6. Bên vi phạm phải làm luôn phần việc của bên bị vi phạm. Nếu tái phạm thì sẽ phải thực hiện việc này trong 02 tháng.

    Điều 4: Điều khoản bổ sung

    1. Hợp đồng này có thể được điều chỉnh, bổ sung một số điều khi có sự thống nhất của hai bên và được ghi nhận tại Phụ lục hợp đồng này.

    2. Hợp đồng hôn nhân này có hiệu lực từ ngày ký.

    3. Hợp đồng được chia làm 03 bản và có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ 01 bản và 01 bản được dùng để công chứng.

             Bên A                                                             Bên B

      (Ký tên, điểm chỉ)                                           (Ký tên, điểm chỉ)

    Đố các bạn, hợp đồng nêu trên có thỏa thuận nào trái pháp luật không?

     
    59883 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    diemhanggl (15/09/2016) HaiVIB (15/09/2016) phuocanhgl (14/09/2016) nhatnam1260 (12/09/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #435936   14/09/2016

    huynhtantri
    huynhtantri

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Mục đích của việc giao kết hợp đồng này là gì bạn nhỉ ?

    Những thứ xuất phát từ con tim, mới có thể chạm đến con tim!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhtantri vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (15/09/2016)
  • #435944   14/09/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


     

    huynhtantri viết:

     

    Mục đích của việc giao kết hợp đồng này là gì bạn nhỉ ?

     

     

    Mục đích thì phải hỏi người lập mới có câu trả lời chính xác nhất bạn à. Nhưng thường thì là thỏa thuận phân chia tài sản hay trong hôn nhân, ai mà có lỗi sẽ phải chấp nhận ra đi cới không một đồng cu dính túi chẳng hạn ....

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 14/09/2016 05:57:03 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (15/09/2016)
  • #436005   15/09/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    huynhtantri viết:

    Mục đích của việc giao kết hợp đồng này là gì bạn nhỉ ?

    Mục đích trong hợp đồng này có nói rồi đấy bạn, tại Điều 1 của Hợp đồng

     
    Báo quản trị |  
  • #435996   15/09/2016

    Hợp đồng trên về mặt đạo đức có thể là không trái nhưng xét về mặt luật pháp thì vi phạm quyền tự do đi lại và quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn diemhanggl vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (15/09/2016)
  • #436006   15/09/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    diemhanggl viết:

    Hợp đồng trên về mặt đạo đức có thể là không trái nhưng xét về mặt luật pháp thì vi phạm quyền tự do đi lại và quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.

    Rồi còn gì nữa không bạn? Đố bạn phát hiện được? 

     
    Báo quản trị |  
  • #436012   15/09/2016

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    theo mình thì nói là ''vi phạm về quyền tự do'' mình không đồng ý lắm. người đó chịu ký thì đã tự giới hạn quyền của mình rồi mà...

    mà cho mình hỏi nhỏ xíu ;D. nếu có 2 người giao kết cái hợp đồng là ''nếu A ở suốt trong nhà 1 tháng thì B sẽ cho A 1 số tiền chẳng hạn.'' vậy có vi phạm không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn htdat29 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (16/09/2016)
  • #436018   15/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Hôn nhân và tình cảm không phải là đối tượng được phép giao dịch. Vợ chồng chỉ được thỏa thuận về vấn đề tài sản thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #436027   15/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    shin_butchi viết:

    Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

    1. Quyền lợi của mỗi bên

    đ. Sinh cọn đẻ cái, từ 1 – 2 đứa, không phân biệt trai, gái.

    Điều này nên điều chỉnh là : được thỏa thuận sinh con hoặc không sinh con nhưng không quá 2 con, không phân biệt trai hay gái.

    Vì nhiều hôn nhân đồng tính sau này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi được pháp luật công nhận. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (16/09/2016)
  • #436049   16/09/2016

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    Tại sao phải là 02 con nhỉ! Sinh nhiều hơn có sao không các bác. Cho em hỏi ngu tý? Có văn bản nào "cấm" sinh nhiều hơn 02 con không vậy?

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (16/09/2016)
  • #436056   16/09/2016

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Wizardma viết:

    Tại sao phải là 02 con nhỉ! Sinh nhiều hơn có sao không các bác. Cho em hỏi ngu tý? Có văn bản nào "cấm" sinh nhiều hơn 02 con không vậy?

     

    Được, nhưng với bên thứ 3 đến thứ n 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #436073   16/09/2016

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    Xmen-8711 viết:

    Wizardma viết:

    Tại sao phải là 02 con nhỉ! Sinh nhiều hơn có sao không các bác. Cho em hỏi ngu tý? Có văn bản nào "cấm" sinh nhiều hơn 02 con không vậy?

    Được, nhưng với bên thứ 3 đến thứ n 

    Em là em cứ thích có hơn 2 con với bên thứ 2 cơ! Chứ có con với bên thứ 3 đến thứ n bị phạt thì em không có tiền nộp hoặc ngồi tù thì ai nuôi con em!

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #436075   16/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Wizardma viết:

     

    Xmen-8711 viết:

     

    Wizardma viết:

    Tại sao phải là 02 con nhỉ! Sinh nhiều hơn có sao không các bác. Cho em hỏi ngu tý? Có văn bản nào "cấm" sinh nhiều hơn 02 con không vậy?

    Được, nhưng với bên thứ 3 đến thứ n 

     

     

    Em là em cứ thích có hơn 2 con với bên thứ 2 cơ! Chứ có con với bên thứ 3 đến thứ n bị phạt thì em không có tiền nộp hoặc ngồi tù thì ai nuôi con em!

    Chào bạn.

    Sau khi có đủ 2 con theo hợp đồng hôn nhân thì làm thủ tục ly hôn và thanh lý hợp đồng hôn nhân.

    Sau đó kết hôn lại và ký tiếp hợp đồng mới, ghi rõ hợp đồng có giá trị từ ngày ký. (trước đó không tính).

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Wizardma (16/09/2016) shin_butchi (16/09/2016)
  • #436084   16/09/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Wizardma viết:

    Tại sao phải là 02 con nhỉ! Sinh nhiều hơn có sao không các bác. Cho em hỏi ngu tý? Có văn bản nào "cấm" sinh nhiều hơn 02 con không vậy?

    Chào bạn Wizardma, tất nhiên luật không cấm điều này, nhưng đây là thỏa thuận với mục đích hướng đến hạnh phúc dài lâu giữa 2 bên thì chỉ nên có từ 1 - 2 con như tinh thần của Đảng đã đặt ra, chứ có con nhiều, cơm áo gạo tiền tất bật sao mà hạnh phúc nổi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    Wizardma (16/09/2016)
  • #436053   16/09/2016

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    Em nghĩ thì ai làm cho cơ quan Nhà Nước mới bị giới hạn thôi bác, kiểu như cắt thi đua khen thưởng chẳng hạn, chứ dân thường thì cứ vô tư thôi. ;D

     
    Báo quản trị |  
  • #436057   16/09/2016

    Đâu chỉ riêng tài sản còn có quyền như nhận nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ con... vợ chồng vẫn có quyền thỏa thuận. Nhưng trong trường hợp này k được xem là một hợp dồng dân sự. Chỉ có các thỏa thuận tự nguyện được điều chỉnh trong Luật hôn nhân và gia đình thì không xem là hợp đồng dân sự như kết hôn, ly hôn, chia tài sản chung thì mơi không được xem là hợp đồng dân sự.

    Kết hôn cũng là một sự thỏa thuận giữa nam và nữ. Vệc thỏa thuân này cũng thuộc sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự. Nhưng thỏa thuận này đặt nam - nữ vào sự điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình với mong muốn xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Đây là quyền nhân dân nhưng vẫn được thỏa thuận đấy thôi. ( xem bình luận khoa học diều 388 Bộ Luật dân sự của tác giả Hoàng Thế Liên ).

    Luật hôn nhân và gia đình không điều chỉnh hợp đồng hôn nhân giữa các bên. Nhà nước chỉ thừa nhận môi quan hệ này bằng giấy đăng ký kết hôn. Các bên có lập hợp đồng hôn nhân hay không không làm phát sinh nghĩa vụ vợ chồng. Việc các bên tự bản hợp đồng hôn nhân là do các bên tự định đoạt và có giá trị bắt buộc với 2 bên. với điều kiện iệc thỏa thuận này không trái đạo đức xã hội, điều pháp luật cấm . 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn diemhanggl vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (16/09/2016)