Hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý

Chủ đề   RSS   
  • #2020 31/07/2008

    cuongtaduc1978

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý

    Thưa Luật sư,

     Hiện nay tôi đang thuộc biên chế doanh nghiệp Nhà nước X với mức lương là 400 USD. Sắp tới, DN X sẽ liên doanh với một đối tác nước ngoài để thành lập một công ty TNHH 2 thành viên (tạm gọi là Liên doanh, hạch toán độc lập) với tỷ lệ vốn góp là: phía Việt Nam: 51% và phía nước ngoài: 49%.

     Theo dự kiến, tôi sẽ được DN X cử sang giữ chức vụ KT trưởng cho LD và mức lương LD trả cho vị trí này là 800 USD. Tuy nhiên, DN X đang xây dựng phương thức chi trả lương như sau: LD sẽ trả trực tiếp cho DN X thông qua Hợp Đồng Cung ứng Nhân Lực Quản Lý ký giữa LD và DN X, sau đó DN X sẽ chi trả lại cho tôi với mức bằng hoặc cao hơn một chút so với mức lương hiện tại tôi đang hưởng tại DN X (khoảng 500 USD). Phần còn lại (300 USD) được coi như thu nhập của DN X. Tôi đang thắc mắc liệu cách làm như vậy có đúng luật không? Kính mong các Quý luật sư giải đáp và tư vấn hộ

     Xin chân thành cảm ơn!

    Tạ Đức Cường.

     
    15025 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #2021   01/08/2008

    LS_Hongnguyen
    LS_Hongnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Về hợp đồng cung ứng nhân lực quản lý

    Theo như những thông tin của anh thì hiện tại anh đang là cán bộ công chức thuộc doanh nghiệp nhà nước X. Việc anh được cử sang làm việc tại liên doanh với chức danh kế toán trưởng được coi là quyết định thuyên chuyển công tác và với quyết định này thì anh trở thành người lao động của liên doanh.

    Nếu anh làm việc cho doanh nghiệp X theo loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì khi chuyển sang làm việc tại liên doanh, căn cứ theo thỏa thuận giữa ba bên (doanh nghiệp X và liên doanh và anh về việc chuyển nhượng lao động) hai bên còn lại là liên doanh và anh sẽ ký một hợp đồng lao động mới. Mức lương mà anh được hưởng căn cứ theo sự thỏa thuận giữa anh và liên doanh mới.

    Doanh nghiệp X không thể thông qua hợp đồng cung ứng nhân lực quản lý để hưởng phần chênh lệch về mức lương mà đáng lẽ anh được hưởng tại liên doanh vì doanh nghiệp X không có chức năng này. Nếu anh là cán bộ công chức không theo hình thức của hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì nếu có quyết định thuyên chuyển công tác theo hình thức cử anh làm đại diện quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp X trong liên doanh hoặc 1 chức danh khác (kế tóan trưởng của liên doanh) thì ngoài việc được hưởng lương tại doanh nghiệp X, anh còn được hưởng các chế độ khác theo thỏa thuận tại liên doanh (nếu có).

    Theo luật đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì sau khi doanh nghiệp X góp vốn vào liên doanh thì họ sẽ được hưởng lợi nhuận hoặc chịu lỗ từ việc góp vốn vào liên doanh sau khi liên doanh đã hòan thành các nghĩa vụ thuế với nhà nước. Thực tế hiếm có trường hợp nào doanh nghiệp góp vốn lại nhận một khoản tiền chênh lệnh từ hợp đồng cung ứng nhân lực quản lý như anh đã nêu trừ trường hợp doanh nghiệp đó có chức năng cung ứng dịch vụ lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #2022   02/08/2008

    cuongtaduc1978
    cuongtaduc1978

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn phần trả lời rất chi tiết của Luật sư, xin luật sư vui lòng tư vấn thêm đối với trường hợp của tôi:

     

    Thông tin cụ thể xin được bổ sung như sau:

    1. Xin đính chính lại tên hợp đồng nêu trên là Hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý.

    2. Hợp đồng lao động hiện tại của tôi với DN X là loại hợp đồng không xác định thời hạn.

    3. Trong Giấy đăng ký kinh doanh của DN X có đề như sau: “…; Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước

     

    Cảm ơn luật sư.

    T.Đ.Cường
     
    Báo quản trị |  
  • #2023   05/08/2008

    LS_Hongnguyen
    LS_Hongnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý

    Nếu hợp đồng lao động của anh ký với DN X là loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì việc quyết định chuyển sang liên doanh để làm việc theo hình thức nào còn phụ thuộc vào ý kiến của anh vì anh có quyền lựa chọn cho mình 2 cách.

    Cách thứ nhất: anh đề nghị chấm dứt hợp đồng với DN X với thời hạn báo trước là 45 ngày theo quy định của Bộ luật lao động rồi chuyển sang làm việc tại Liên doanh theo tư cách là người lao động trực tiếp của LD, do Ld quản lý. Nếu doanh nghiệp X đồng ý với phương án này thì họ sẽ không được hưởng khoản chênh lệch tiền lương giữa LD và DN X trả cho anh. Tuy nhiên, khi giới thiệu anh cho LD, họ có thể  thu của anh phí dịch vụ môi giới lao động lần đầu hoặc thu phí của liên doanh.

    Cách thứ hai: Nếu doanh nghiệp X thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý bằng hình thức thuyên chuyển công tác của anh từ DN X sang LD thì trong trường hợp này họ phải nhận được sự đồng ý của anh. Nếu anh đồng ý thì anh vẫn làm việc với tư cách là người lao động của DN X, do doanh nghiệp X quản lý trực tiếp và như vậy, theo thỏa thuận họ có thể nhận được khoản chênh lệch giữa chi phí mà LD phải trả cho họ và họ phải trả cho anh. Tuy nhiên, hợp đồng giữa DN X và LD là hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý như anh đã nêu, còn hợp đồng giữa anh và DN X là quan hệ hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_Hongnguyen vì bài viết hữu ích
    trongtuyen0x@gmail.com (28/10/2020)
  • #2035   07/08/2008

    cuongtaduc1978
    cuongtaduc1978

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chân thành cảm ơn luật sư.

    Chúc luật sư và các đồng nghiệp luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

    Tạ Đức Cường.
     
    Báo quản trị |  
  • #2036   08/08/2008

    LS_Hongnguyen
    LS_Hongnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý

    Như vậy là anh đã hiểu nội dung câu hỏi mà anh muốn tư vấn. Chúc anh lựa chọn được cho mình phương án hay nhất.
     
    Báo quản trị |  
  • #2047   12/08/2008

    PhamDinhMinhUyen
    PhamDinhMinhUyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần



    Thưa Luật sư,

    Trong phần trình bày ở trên Luật sư có viết:

    "Theo như những thông tin của anh thì hiện tại anh đang là cán bộ công chức thuộc doanh nghiệp nhà nước X. Việc anh được cử sang làm việc tại liên doanh với chức danh kế toán trưởng được coi là quyết định thuyên chuyển công tác và với quyết định này thì anh trở thành người lao động của liên doanh..."

    Theo tôi hiểu, thì kế toán  trong doanh nghiệp nhà nước không phải là cán bộ công chức. (Công chức làm cho cơ quan công quyền và ăn lương ngân sách) Mà nếu là công chức thì sẽ được điều chỉnh theo pháp lệnh công chức chứ không theo Luật Lao động, Hợp đồng lao động.
    Xin hỏi hiểu như vậy có sai không? Xin nhờ Luật sư hướng dẫn thêm cho rõ. Xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #2048   16/08/2008

    LS_Hongnguyen
    LS_Hongnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý

    Trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay thông thường có hai chức danh mà người đảm nhiệm nó phải là cán bộ công chức đó là giám đốc và kế tóan trưởng. Các chức danh khác hoặc người lao động khác trong doanh nghiệp làm việc theo hình thức ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Những người là cán bộ công chức sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp lệnh cán bộ công chức, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động.

    Tại các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước hoặc một số cơ quan nhà nước như Sở kế hoạch và đầu tư, sở công thương hoặc các bệnh viện, trường học công lập không phải ai làm việc tại đó cũng là cán bộ công chức. Có rất nhiều người làm việc tại đó theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Sau một thời gian làm việc, căn cứ theo nhu cầu tuyển dụng cán bộ và biên chế của ngành, cơ quan đó sẽ có những đợt thi tuyển cán bộ công chức và những người trúng tuyển lúc ấy mới chính thức trở thành các bộ công chức.

     
    Báo quản trị |  
  • #2057   16/08/2008

    PhamDinhMinhUyen
    PhamDinhMinhUyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý

    Thưa Luật sư

    Cám ơn Luật sư về câu trả lời, tuy nhiên mình vẫn chưa hiểu rõ câu trả lời của luật sư:

    1. Luật sư có thể cung cấp thêm điều luật nào quy định Kế tóan trưởng trong doanh nghiệp nhà nước phải là công chức.?

    2. Kế tóan trưởng trong doanh nghiệp nhà nước ăn lương của ngân sách ( được lập dự trù trong ngân sách) hay ăn lương của doanh nghiệp theo cơ chế Hợp đồng lao động (tự thỏa thuận).

    3. Nếu Kế tóan trưởng là công chức nhà nước thì  doanh nghiệp nhà nước hay Ban tổ chức chính quyền, Sở nội vụ mới là người có quyền điều chuyển công tác Kế tóan trưởng?

    4. Khi thuyên chuyển công chức nhà nước Kế tóan trưởng  sang công ty liên doanh, thì Kế tóan trưởng còn là công chức hay không?

    Xin cám ơn và mong nhận được sự hướng dẫn của Luật sư. Trân trọng


     
    Báo quản trị |  
  • #2058   26/08/2008

    LS_Hongnguyen
    LS_Hongnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý

    Xin lỗi anh (chị),  vì không có nhiều thời gian để tra cứu văn bản nên tôi tạm thời gác lại câu trả lời thứ nhất, khi có thời gian tôi sẽ kiểm tra lại cho anh (chị) sau. Liên quan đến câu hỏi sau, tôi xin được giải thích ngắn gọn như sau:

    2. Nếu kế tóan trưởng trong doanh nghiệp nhà nước là cán bộ công chức thì họ sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nếu không phải là cán bộ công chức thì họ sẽ hưởng lương của doanh nghiệp theo cơ chế hợp đồng lao động (tự thỏa thuận).

    3/ Nếu kế tóan trưởng là công chức nhà nước thì cơ quan nào là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp nhà nước đó là cơ quan có thẩm quyền thuyên chuyển công tác của kế tóan trưởng.

    4/ Nếu kế tóan trưởng là đại diện sở hữu phần vốn của doanh nghiệp nhà nước tại liên doanh thì kế tóan trưởng vẫn còn là cán bộ công chức. Ngoài trường hợp trên họ không phải là cán bộ công chức.

     
    Báo quản trị |  
  • #44228   18/08/2008

    lecong30
    lecong30

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Luật sư!

     Tôi đồng ý với ý kiến của anh Phạm Đình Minh Uyên.

    "Theo tôi hiểu, thì kế toán  trong doanh nghiệp nhà nước không phải là cán bộ công chức. (Công chức làm cho cơ quan công quyền và ăn lương ngân sách) Mà nếu là công chức thì sẽ được điều chỉnh theo pháp lệnh công chức chứ không theo Luật Lao động, Hợp đồng lao động."

    Tôi có thêm một ý kiến nữa là Pháp lệnh Cán bộ, công chức chỉ nhằm điều chính những cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà nước, còn mọi người là "cán bộ, công chức" thuộc các đơn vị sự nghiệp như bệnh viện, các trường học công lập thì lại không thực hiện công tác quản lý nhà nước. Như vậy có được gọi là "công chức" không và các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào của nhà nước để điều chỉnh các đối tượng trên?

     
    Báo quản trị |  
  • #44229   26/08/2008

    LS_Hongnguyen
    LS_Hongnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý

    Để làm rõ hơn về khái niệm cán bộ, công chức, tôi xin trích dẫn điều 1 của pháp lệnh số 11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2003 như sau:

    Điều 1

    1. Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:

    a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

    b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

    c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

    d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

    đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;

    e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

    g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

    h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.

    2. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật."

    Ở các câu trả lời trước, tôi có nói  trong doanh nghiệp nhà nước có 2 chức danh thông thường là cán bộ, công chức: đó là giám đốc và kế tóan trưởng vì những người này là những người được cơ quan thành lập ra doanh nghiệp đó bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý  (hiện nay, theo luật doanh nghiệp nhà nhước thì doanh nghiệp nhà nước có thể thuê cả giám đốc theo hợp đồng lao động nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn). 

    Tất nhiên, những người là cán bộ, công chức sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp lệnh về cán bộ, công chức. Tuy nhiên, anh (chị) đã hiểu khái niệm về cán bộ, công chức ở một góc độ hẹp mà chưa bao quát hết các đối tượng được coi là cán bộ công chức,  vì vậy nên tôi đã trích dẫn điều 1 của pháp lệnh số 11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2003 để anh (chị) có cái nhìn tổng quát hơn.

    Anh (chị) có thể tham khảo các văn bản sau về cán bộ, công chức: Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;

     

     


     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: