Ngân hàng (A) cho Công ty TNHH 1 TV (B) vay 300trđ, tài sản đảm bảo cho khoản vay là 02 chiếc xe ôtô được hình thành từ vốn vay. (C) là nhà cung cấp 02 chiếc xe cho (B). Trong hợp đồng mua bán giữa (B) và (C) quy định quyền của (C) như sau:
1/ Phối hợp với (A) theo dõi đôn đốc (B) trả nợ vay đúng hạn cho (A).
2/ Nếu (B) chậm thanh toán cho (A) với bết kỳ lý do gì thì (C) có quyền thu hồi xe của (B) để phát mại thu hồi nợ cho (A).
Số nợ của (B) tại (A) chưa trả và đã quá hạn trả nợ, (A) đã nhiều lần lập biên bản nhưng (B) vẫn không thực hiện trả nợ. Do (B) thiếu nợ Công ty TNHH (D) nên (B) đem 02 xe này cho (D) để làm đảm bảo. Hiện tại (B) đã bỏ chốn và đang bị Công an truy nã về tội lừa đảo ở vụ án khác, vụ án này không liên quan đến tài sản mà (B) thế chấp cho (A).
(A) đã nhiều lần phối hợp với (D) thu hồi tài sản để (A) phát mại thu hồi nợ nhưng (D) không chấp thuận. (D) yêu cầu chỉ trả phần gốc, phần lãi do (B) hoặc (A) phải trả, yêu cầu này không được (A) chấp thuận.
Ngân hàng (A) đã phối hợp với Công an nhưng không được giải quyết, (A) quyết định đưa vụ việc ra tòa án cấp có thẩm quyền xét xử.
Xin hỏi luật sư:
Nếu kiện thì (A) sẽ kiện ai: Kiện (B); (C) hay kiện (D)?
- Hiện nay, (B) đang bị truy nã; Tài sản (B) thế chấp cho (A) được hình thành từ vốn vay của (A) được công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo theo đúng quy định của phát luật.
- Hợp đồng mua bán xe giữa (B) và (C) quy định quyền của (C) như trên.
Xin cảm ơn luật sư.