chào bạn,
DNTN A không có tư cách pháp nhận, tuy nhiên, B là người đại diện theo pháp luật của DN trên, ngoài ra B còn có tư cách cá nhân để tham gia các giao dịch.
Căn cứ Khoản 5 Điều 144 Luật Dân sự:
"Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Về vấn đề hợp đồng thế chấp hay bảo lãnh sẽ không được đề cập đến trong bài tư vấn này vì căn bản, phải có hợp đồng, kiểm duyệt nội dung hợp đồng mới có thể xác định đó là hợp đồng gì.
Theo như tình huống trên: B là người đại diện theo pháp luật của DNTN A, đại diện cho DN ký kết hợp đồng vay (bên vay, bên thứ 3); đồng thời B với tư cách cá nhân, thế chấp tài sản (bên thế chấp 2) cho ngân hàng (bên nhận thế chấp 1)
Theo điều luật trên, hợp đồng này vô hiệu do trái pháp luật.
Mặc dù, tất cả các ngân hàng hiện nay, đều có ban pháp chế với đội ngũ luật sư, cử nhân luật rất lớn, nhưng trong trường hợp này, ngân hàng soạn thảo hợp đồng này thì phải xem xét lại vấn đề về chủ thể trong hợp để tránh thiệt hại không đáng có xảy ra.
Mọi thắc mắc xin liên hệ để được tư vấn thêm.
Chúc bạn có ngày làm việc tốt lành.
Thân !
Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải
Điện thoại: 0962976053