Hôn nhân hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #537697 27/01/2020

    Trungbintin

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:27/01/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hôn nhân hợp pháp

    Em có 1 ví dụ: ba của em có 1 cô em gái, cô em gái cưới 1 người chồng không có quan hệ máu mủ họ hàng gì với nhà em hết hết nhưng chị của người chồng đó có 1 người con gái thì e có thể cưới con gái của bác đó hợp pháp luật hay không ?

    Cập nhật bởi Trungbintin ngày 27/01/2020 04:04:01 AM
     
    3080 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trungbintin vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537699   27/01/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trả lời: được.

     
    Báo quản trị |  
  • #537779   30/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Về vấn đề của bạn theo quan điểm của mình có thể căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết, cụ thể như sau:

    Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

    “Điều 8. Điều kiện kết hôn

    1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

    Trong đó, việc đủ điều kiện kết hôn phải đảm bảo không thuộc các trường hợp cấm kết hôn quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

    “Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

    […]

    2. Cấm các hành vi sau đây:

    a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

    Mặt khác, những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời được định nghĩa tại Khoản 17, 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

    “17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

    18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

    Như vậy, ngoài điều kiện đủ tuổi kết hôn, tự nguyện và đủ năng lực hành vi thì trong trường hợp này hai bạn được kết hôn với nhau vì hai bạn không có quan hệ dòng máu trực hệ và không phải là những người có họ trong phạm vi ba đời.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaugiang9897 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/01/2020)
  • #537835   30/01/2020

    Trungbintin viết:

    Em có 1 ví dụ: ba của em có 1 cô em gái, cô em gái cưới 1 người chồng không có quan hệ máu mủ họ hàng gì với nhà em hết hết nhưng chị của người chồng đó có 1 người con gái thì e có thể cưới con gái của bác đó hợp pháp luật hay không ?

    Bạn có thể xem điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nhé. Theo đó thì nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì sẽ được kết hôn thôi bạn nhé. Giữa bạn và người con gái đó không có quan hệ huyết thống gì nên sẽ không sao.

     
    Báo quản trị |  
  • #550159   28/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 :

    Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

    Trong đó những người có họ trong phạm vi ba đời được giải thích là:

    Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

     
    Báo quản trị |  
  • #550169   28/06/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    xét về khía cạnh pháp luật thì là được bởi vì 2 người không hề có quan hệ huyết thống. Trên thực tế thì mình cũng đã thấy nhiều người có trường hợp như bạn nhưng vẫn lấy nhau bình thường. Cái cần quan tâm ở đây là cách xưng hô thế nào cho phù hợp thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #550173   28/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Trường hợp của bạn được kết hôn bạn nhé. Pháp luật chỉ cấm trường hợp kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời, những người có cùng giàu máu về trực hệ.

    Mà những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

    Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
     
     
     
    Báo quản trị |