[hỏi]Luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #144411 31/10/2011

    trinhthuhai

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 600
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    [hỏi]Luật hình sự

      A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu. A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vận chuyển cho công ty như sau: Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Bằng thủ đoạn trên A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá là 100 triệu đồng thì bị phát hiện.

         1. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?

         2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A hay không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là gì?

    Với tình huống này, e có ý kiến thế này:

    1. A phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo điều 280 (việc chứng minh thì đơn giản rồi)

    2. Ý này e cho chưa rõ, có phải chia 2 trường hợp không, hay xác định ntn???

    E rất mong các anh, chị cho ý kiến ạ

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 31/10/2011 07:44:37 CH Chỉnh font chữ
     
    9783 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #144443   31/10/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    Chào bạn! Tôi xin trình bày quan điểm về tình huống của bạn:
    1/ Theo tôi, A không phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 280 bởi vì A không phải là người có chức vụ quyền hạn thuộc phạm vi điều chỉnh  của Chương XXI BLHS được.
    A ở đây là chủ bán dầu, đồng thời kiêm lái xe chở xăng dầu theo hợp đồng với công ty X.
    Hành vi của A là đã  chuyển dịch một cách bất hợp pháp tài sản của công ty X sang cho mình bằng thủ đoạn "rút  bớt 200 lít dầu đem bán, rồi đổ đầy nước vào thung phuy không mang theo sẵn... "nhằm qua mặt công ty X. Chúng ta phải xác định được  thời điểm nào tài sản được chuyển dịch bất hợp pháp: lúc A nhận dầu và bán cho B hay lúc A cho đổ  bí mất số nước  trên xe để gian lận. Nếu rơi vào trường hợp 1, A trộm cắp tài sản, nếu rơi vào trường hợp 2, A lừa đảo với thủ đoạn gian dối để qua mặt công ty, nâng khống số dầu lên 200 lít.
    Theo đề, A nhận  vận chuyển thuê, như vậy số  lượng dầu trên  xe A vốn thuộc công ty X, A chỉ được  vận chuyển mà không có quyền định đoạt. Các biện pháp  cân xe trước và sau khi giao dầu là nhằm giúp công ty X kiểm  tra số dầu  có bị thất thoát hay không và biện  pháp này đã bị A qua mặt bằng thủ đoạn gian dối nói trên. Có thể thấy: hành vi chuyển dịch tài sản trái phép của A chính là thời điểm A rút dầu bán cho B, còn hành vi đổ nước lã  trước và sau khi cấn xe là hành vi nhằm che đậy việc rút bớt dầu của A.
    Như ậy, hành vi của A đã thõa mãn  điều 138-BLHS "Tội Trộm cắp tài sản".
    2/ đối với B: B đã nhiều lần mua  dầu của A, giá trị dầu mà B mua của A lên đến 100 triệu, như vậy với mức giá bình quân 20.000 đ/l như hiện nay thì  B đã mua ít nhất 5 lần, nếu thời điểm trước  thì càng nhiều  lần hơn do đề không đưa ra mốc thời gian.
    Việc A bán dầu từ xe chở dầu với số lẻ, bán nhiều lần, mỗi lần nhanh chóng rút dầu bán rồi đổ nước lã vào thùng phuy (đề cho thiếu gải thiết về chủa quan của B nên buộc phải suy đoán) nên B phải biết việc mua bán dầu với A là có vấn đề. Theo quy định hiện nay thì việc mua bán xăng dầu trên 200.000 đ phải xuất hóa đơn...
    qua phân tích, có thể thấy rằng B phải biết việc A bán dầu là không hợp pháp, có thể có hoặc không có hứa hẹn  với A nhưng hành vi mua bán nhiều lần của B với A đã tạo thêm niềm tin, thúc A tiếp tục thực hiện việc phạm tội. Do vậy, B đồng phạm với A.
    Đây là phạm vi bài tập, tôi chỉ bám sát nội dung đề, không đặt ra nhiều trường hợp làm phức tạp vấn đề (khác với tình huống thực tế).
    -------Không nói ra không biết mình dốt----

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duyhieunt vì bài viết hữu ích
    trinhthuhai (01/11/2011)
  • #144526   01/11/2011

    huyentrangluatvinh
    huyentrangluatvinh

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    theo mình ở đây A  phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .bởi vì khi a nhận vận chuyển và kiêm chủ bán dầu cho công ty . do sở hở trong khâu kiểm tra A làm cho công ty đó nghĩ rằng đã cho dầu vào kho đầy đủ. làm cho khách hàng mình nhầm lẫn về đối tượng để lấy số dầu đó bán ra ngoài  chiếm tài sản. nên phạm tội chiếm đoạt tài sản bạn xem điều luật trong bộ luật nhé.
    còn B thực hiện giao dịch dân sự với A nếu không biết đó là tài sản ăn trộm thì là chiếm hữu tài sản bất hợp pháp ngay tình. còn nếu biết mà vãn mua bán nhiều lần như vậy thì như duy hieu đã nói thuộc đồng phạm .

    em trở về đúng nghĩa trái tim e

    là máu thịt đời thường ai cũng có

    ..là biết yêu anh cả khi chết đi rồi!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #144557   01/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    1/ Theo tôi thì trong trường hợp này A không phạm các tội theo điều 138, 139 và 280 BLHS.

    - Về Điều 280 thì như bạn #fff8df;">#ca0002;">duyhieunt đã nêu, A không phải là chủ thể của tội này.

    - Về Điều 138: về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì tài sản bị chiếm đoạt trong tội Trộm cắp tài sản phải là tài sản đang do chủ sở hữu hoặc người khác quản lý. Còn ở đây, khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, A đang là người trực tiếp quản lý tài sản của Công ty X thông qua hợp đồng vận chuyển.

    - Về Điều 139: dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Và khi bị lừa thì họ đã tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội để người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt.Như vậy, về mặt lý luận, thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc người bị hại giao tài sản cho người phạm tội. Còn ở trong tình huống này thì ngược lại, tài sản đã được giao cho A trước khi A sử dụng thủ đoạn gian dối.

    Quan điểm của tôi là A phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS. Bởi vì sau khi giao dầu cho A thông qua hợp đồng vận chuyển, Công ty X đã giao luôn cho A quản lý số dầu đó trên đường vận chuyển mà không cử người áp tải. Như vậy là đã có sự tín nhiệm từ phía Công ty X đối với A. A đã lạm dụng sự tín nhiệm đó để chiếm đoạt tài sản của Công ty X bằng thủ đoạn gian dối.

    2/ Về trách nhiệm của B.

    Đồng ý với bạn  là B phải biết được hành vi bán dầu của A là bất hợp pháp như bạn #fff8df;">#ca0002;">duyhieunt đã phân tích. Nhưng nếu việc mua bán giữa A và B là có hứa hẹn trước thì B mới đồng phạm với A. Còn nếu không có hứa hẹn trước thì hành vi của B là hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    duyhieunt (01/11/2011)
  • #144683   01/11/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    Anh BachThanhDC; em có ý kiến:
    tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo em được biết thì người phạm tội nhận được tài sản một cách hợp pháp, sau đó mới nảy sinh ý thức chiếm đoạt và thực hiện hành vi chiếm đoạt. Nếu như có ý thức chiếm đoạt từ trước mà vẫn nhận tài sản tức là đã có hành vi gian dối làm người chủ, người quản lý tài sản tin vào sự "ngay thẳng" của mình để chiếm đoạt tài sản theo kế hoạch lên sẵn thì thỏa mãn tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 139.
    Tuy nhiên, trong trường hợp này, em không cho rằng A lừa đảo, mà theo em, tài sản được chuyển dịch trái phép từ sở hữu của công ty X sang cho A kể từ lúc A lấy dầu chứ không phải từ lúc A giao  dầu và qua mặt bộ phận kiểm tra của công ty. Hành vi gian dối của A chỉ là để che đậy hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đã thực hiện trước đó.

    Em đồng ý là A được vận chuyển tài sản nhưng có đúng như vậy là A quản lý tài sản hay không? hay A chỉ là một trong số những người quản lý của công ty X? Việc xác định vai trò của A trong quản lý dầu còn cần phải xem lại hợp đồng của A và công ty X, cách quản lý  xuất nhập dầu của ông ty X. A có chịu trách nhiệm về tài sản, được giao vận chuyển tài sản nhưng còn những người khác có trách nhiệm giám sát, quản lý dầu trên xe A.
    Được giao một phần trách nhiệm quản lý tài sản nhưng A không phải là chủ sở hữu, và đã có hành vi lén lút đối với chủ sở hữu và những người quản lý, giám sát khác để chiếm đoạt, như vậy  thõa mãn tội trộm cắp tài sản.

    Bởi theo em, A được thuê chở dầu lén hút bớt dầu cũng giống như người trông xe lén rút bớt xăng trong bình xăng của xe...Trộm. Điều 138 nêu rõ là lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác  chứ không thấy nói tài sản đó phải do người khác quản lý....

    Xin tiếp tục tranh luận.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #144967   02/11/2011

    tranchuyen_hlu
    tranchuyen_hlu

    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần



       1)   theo em thì A đã phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ( theo điểm a khoản 1 Điều 140 BLHS "nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó"). ở đây A là chủ lái xe kiêm chủ dầu A đã ký hợp đồng với công ty X  lợi dụng tín nhiệm của người khác A dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó (khi chạy xe đến điểm thu mua dầu A đã rút bớt dầu bán cho B)

    2) theo em B có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về việc tiêu thụ dầu của A nếu B  bết hành vi của A là phạm tội.B cũng có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự về
    hành vi phạm tội của A vì B nếu B không biết và không thể biết hành vi của A là phạm tội.nhưng cần khẳng định rằng B không phải là đồng phạm. vì theo khoản 2 điều 20 BLHS thì đồng phạm gồm có người tổ chức, người thực hành,người xúi giục, người giúp sức, B không thuộc những người đó.
     
    Báo quản trị |  
  • #144969   02/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào duyhieunt!
    Nếu là một tình huống thực thì chắc chắn phải mổ xẻ như em để xác định tội danh rồi.

    Nhưng đây là một bài tập mà em. Nếu mổ xẻ ra vậy thì sẽ có rất nhiều phương án. 

    Trong bài tập không thể hiện A có ý thức chiếm đoạt trước hay sau khi nhận dầu, mà chỉ nêu "Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu bán cho B mỗi lần 200 lít".  Vậy thì cần phải mặc nhiên coi ý thức chiếm đoạt của A có sau khi nhận dầu.

    Bài tập cũng không thể hiện HĐ giữa A và Cty X cụ thể thế nào? Vai trò của A, cách quản lý xuất nhập khẩu của Cty X ra sao? A có chịu trách nhiệm về tài sản hay không? Có ai giám sát quản lý dầy trên xe A hay không. Mà bài tập chỉ nêu A hý HĐ vận chuyển dầu cho Cty X, không thấy xuất hiện người áp tải. Vậy phải mặc nhiên coi A là người có trách nhiệm quản lý dầu trên đường vận chuyển. 

    Điều 138 không nêu rõ tài sản bị trộm cắp phải đang do người khác quản lý. Nhưng về mặt lý luận và cả thực tiễn thì phải hiểu như vậy. Không thể có chuyện anh lén lút trộm cắp tài sản của chính anh hoặc tài sản dang do anh quản lý được. 

    Em so sánh việc A được thuê chở dầu lén hút bớt dầu cũng giống như người trông xe lén rút bớt xăng trong bình xăng của xe là khập khiểng. Vì trường hợp gửi xe là gửi cho anh trông coi chiếc xe, chứ không phải là trông coi xăng trong bình.

    Thân ái!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 02/11/2011 11:23:21 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #144970   02/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df;">tranchuyen_hlu!

    Khoa học luật hình sự xác định hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng không có sự hứa hẹn trước thì phạm tội theo Điều 250 BLHS.

    Còn nếu có sự hứa hẹn trước thì người tiêu thụ phải chịu TNHS về tôi phạm mà người phạm tội thực hiện để có được tài sản mà họ chứa chấp hoặc tiêu thụ. Và trong trường hợp này, vai trò đồng phạm của ngươi tiêu thụ chính là người giúp sức về mặt tinh thần. Bởi vì sự hứa hẹn trước đó đã thúc đẩy người phạm tội quyết tâm thực hiện tội pham vì đã có nơi tiêu thụ hoặc chứa chấp tài sản  do mình phạm tội mà có được.

    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #145099   03/11/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    #ff0000;">Anh BachThanhDC!
    #ffff00;">Trong bài tập không thể hiện A có ý thức chiếm đoạt trước hay sau khi nhận dầu, mà chỉ nêu "#edf5f6;">Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu bán cho B mỗi lần 200 lít".  Vậy thì cần phải mặc nhiên coi ý thức chiếm đoạt của A có sau khi nhận dầu.

    Em không đồng ý  với  phần em đã trích dẫn. Bởi vì A đã lấy dầu nhiều lần, và lần nào cũng lấy số lượng  200 lít và thủ đoạn che giấu như nhau. rõ ràng A đã chuẩn bị  sẵn kế hoạch cho từng lần và cả  kế hoạch để qua mặt những người giám sát.
    Do vậy, A có ý thức chiếm đoạt trước khi nhận dầu, ít nhất cũng kể từ lần thứ 2 trở đi. Ý thức chiếm đoạt có trước khi nhận tài sản thì không phải lạm dụng tín nhiệm rồi.

     bài tập nào cũng thiếu dữ kiện- để đánh lừa sinh viên hay sao ý.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #145370   04/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Bài tập đã thiếu dữ kiện thì không cần phải suy diễn. Nếu suy diễn như em thì anh cũng có thể suy diễn theo hướng ngược lại. 

    Ví dụ như tron 10 chuyến dầu. Hai chuyến đầu tiên A nảy sinh ý định rút dầu trên đường vận chuyển, 2 chuyến tiếp theo A nảy sinh ý định rút dầu trên đường đi nhận dầu, 2 chuyến tiếp nữa A không rút dầu, 2 chuyến tiếp nữa A có hứa hẹn trước với B là sẽ rút dầu bán cho B, 2 chuyến cuối cùng A không hứa hẹn trước với B mà nghĩ cứ đến chỗ B rút dầu ra bán kiểu gì B chẳng mua.
    Vậy em sẽ giải quyết bài tập thế nào?

    Và điều quan trọng ở đây là dầu đang do A trực tiếp quản lý, nên không thể cấu thành tội trộm.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #145441   04/11/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    em nhận định ý thức của A thông qua hành vi chứ không phải là suy diễn anh à.
    Qua hành vi l#1f497d; text-decoration: underline;">ặp lại phương thức thủ đoạn nhiều lần của A rõ ràng là từ lần thứ 2, A đã có ý thức chiếm đoạt dầu và có sự chuẩn bị để phạm tội.
    Điều quan trọng ở đây là bằng cách nào người phạm tội chuyển dịch tài sản một cách trái phép.
    áp dụng thế nào cho đúng đây?

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |