Hỏi về việc chấm dứt HĐLĐ với nhân viên tự ý nghỉ việc?

Chủ đề   RSS   
  • #577292 25/11/2021

    Hỏi về việc chấm dứt HĐLĐ với nhân viên tự ý nghỉ việc?

    Công ty mình có 1 lao động nữ đang nghỉ thai sản 6 tháng. Hết thời gian nghỉ thai sản nhân viên muốn xin nghỉ không lương nhưng không đạt được thỏa thuận với công ty. Tuy nhiên nhân viên không quay lại công ty làm việc sau thời gian nghỉ này và cũng không viết đơn xin nghỉ việc.

    Vậy trong trường hợp này có cách nào để chấm dứt HĐLĐ với nhân viên này ko ạ?

     
    2173 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lengoc1984 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577298   25/11/2021

    Hỏi về việc chấm dứt HĐLĐ với nhân viên tự ý nghỉ việc?

    Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2019 quy định:

    Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Khoản 3 Điều 137 Bộ Luật lao động 2019 cũng có quy định về việc bảo vệ thai sản:

    3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

     

    Theo quy định trên, người sử dụng lao động không được đơn phương thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Người lao động có thể bị xử lý kỷ luật nhưng phải sau thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Lúc đó, thời hiệu để xử lý kỷ luật có thể được kéo dài tối đa không quá 60 ngày.

    Trong trường hợp đã hết thời gian nghỉ thai sản nhưng người lao động không quay lại công ty để tiếp tục công việc, người sử dụng có thể cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/11/2021) lengoc1984 (26/11/2021)
  • #577351   26/11/2021

    Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2019 quy định: Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Cảm ơn bạn nhiều nha

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lengoc1984 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/11/2021)
  • #577350   26/11/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Theo Bộ luật lao động 2019: "Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động." Tuy nhiên, ở đây NSDLĐ và NLĐ không đạt được thỏa thuận.
     
    Về nguyên tắc nếu không thỏa thuận được thì NLĐ phải có mặt làm việc theo đúng thời gian quy định, trường hợp lao động này không quay trở lại làm việc đúng ngày thì được xác định tự ý bỏ việc:
     
    Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
     
    ...
     
    e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
     
    ...
     
    Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
     
    1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
     
    2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
     
    3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
     
    ...
     
     Xét trường hợp NLĐ này sau sinh con thì đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì CÔNG TY không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ
     
    Do đó, sẽ có các vấn đề xử lý như sau
     
    + Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với lao động này. Liên hệ và trao đổi với NLĐ, nếu không tiếp tục thì có thể thỏa thuận chấm dứt.
     
    + NLĐ được xem như là đang nghỉ không lương, vì không đến nơi làm việc thì không phát sinh việc trả lương.
     
    Vì lao động này sinh con thì sẽ có hưởng chế độ thai sản (nếu đủ điều kiện theo quy định), hồ sơ thì phải gửi cho công ty để làm chế độ khi quay trở lại làm việc, vậy công ty có thể thương lượng với NLĐ để hỗ trợ thủ tục và sau đó làm thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ nếu công ty không tiếp tục sử dụng lao động.
     
    Cập nhật bởi Special29 ngày 26/11/2021 07:39:10 SA chỉnh lại căng dòng
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Special29 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/11/2021) lengoc1984 (26/11/2021)
  • #577469   29/11/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Hỏi về việc chấm dứt HĐLĐ với nhân viên tự ý nghỉ việc?

    Trường hợp lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng thì không thể xử lý kỷ luật cũng không thể thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được. Ở đây hai bên không thể thỏa thuận được về vấn đề nghỉ không hưởng lương nên tốt nhất là thỏa thuận lại với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động để tìm lao động mới hoặc không cứ xem như nghỉ không lương, hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng thì đơn phương

     
    Báo quản trị |