Hợp đồng thuê đất là một loại hợp đồng dân sự, khi bên thuê và bên cho thuê tham gia hợp đồng thì được quyền tự do thỏa thuận các điều khoản theo ý chí các bên để ký kết hợp đồng nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh. Hợp đồng đã ký kết là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp, vi phạm phát sinh trong quá tình thực hiện hợp đồng, vì vậy hợp đồng càng quy định các điều khoản chặt chẽ càng thuận lợi cho các bên dựa vào để giải quyết tranh chấp, vi phạm.
Qua thông tin bạn cung cấp, bên bạn là bên thuê (bên B) đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê đất hàng tháng cho bên A
Giả sử, Căn cứ vào hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm thì khi bên B vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì:
+ Bên A có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Bên A còn có thể yêu cầu bên thuê chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. (theo khoản 2 Điều 419 Bộ luật dân sự)
+ Bên A có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần cho mình khi bên thuê vi phạm hợp đồng;
+ Bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng do bên thuê không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thuê (theo Điều 423 Bộ luật Dân sự)
Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản (theo Điều 427 BLDS). Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hoặc pháp luật có quy định khác thì khi hủy hợp đồng bên thuê phải hoàn trả lại hiện trạng ban đầu khi thuê cho bên cho thuê.
Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. Theo đó, ngoài việc bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì bên cho thuê nếu bị thiệt hại từ hành vi không trả tiền thuê của bên thuê có thể được bồi thường
Với các hành vi của Bên A đã tự ý phá khoá cửa kho sản xuất bên B đang thuê đất bên A, lấy toàn bộ bên ghế trong kho rồi cho công ty khác thuê mà giữa 2 bên không có sự đồng ý của bên B và không có đưa tiền chênh lệch cho công ty khác thuê như thoả thuận thì bên B có thể yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại tài sản trong kho.
Trong hợp đồng có ghi điều khoản chung:
"Hợp đồng thuê đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp: + Bên A hoặc B bị phát mại tài sản hoặc bị phá sản". Vậy căn cứ vào hợp đồng (bên B) không thể khởi kiện bên A.
Tóm lại, bên B đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán với bên A nên bên A có căn cứ để hủy bỏ hợp đồng, dựa vào hợp đồng thực tế hai bên đã ký kết để giải quyết phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại cho nhau.
Cập nhật bởi Hong312 ngày 30/06/2022 09:23:21 CH