Chào bạn proudvn_08,
1. Nếu đã lỡ hỏi bằng công văn rồi, thì nên hỏi thẳng BLĐ-TBXH (sẽ mất hơn 1 tháng) vì bạn hỏi Sở, Sở sẽ hỏi Bộ. Mất thời gian lâu hơn.
2. Luật pháp VN không phải lúc nào cũng quy định A => C rõ ràng. Rất nhiều trường hợp chỉ quy định A => B, rồi giải thích về B, tự người ta phải vận dụng suy luận, logic từ B => C. Bởi vậy, nên cần phải hỏi cơ quan quản lý.
3. Theo quan điểm cá nhân, nếu BLĐ-TBXH có trả lời "ngày nghỉ bù không trả lương" thì tôi cũng không phục họ và vẫn giữ ý kiến riêng của mình vì nó hợp logic. Trích lại 2 ví dụ sau để bạn tham khảo:
Ví dụ 1: Ông A làm do doanh nghiệp FDI, lương hàng tháng là 3.520.000 đồng, cho 22 ngày công (nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật). Mỗi ngày công là 8 tiếng.
Mỗi giờ công của ông A là: 3.520.000 : 22 (ngày) : 8 (tiếng) = 20.000 đồng
Ngày thứ Ba ông A làm thêm 4 tiếng, và sau đó ông được cty sắp xếp cho nghỉ bù 4 tiếng vào thứ Sáu tuần tiếp sau đó.
Như vậy, tiền làm thêm giờ của ông A cty phải trả là: 20.000 x 4 (tiếng) x 50% = 40.000 đồng
Theo cách tính nghỉ bù không trừ lương thì: Tháng đó ông A sẽ được nhận số tiền lương là: 3.520.000 + 40.000 = 3.560.000 đồng (nhiều hơn tháng lương bình thường 40.000)
Cũng ví dụ nêu trên, nếu ngày nghỉ bù không tính lương thì tháng đó ông A sẽ lãnh:
- Tiền làm thêm giờ: 40.000 đồng (đã tính ở trên)
- Tiền lương sau khi trừ đi 4 tiếng nghỉ bù thứ Sáu: 3.520.000 - [4 tiếng x 20.000 x 100%] = 3.440.000 đồng
Vậy tháng đó ông A sẽ được nhận số tiền lương là: 3.440.000 + 40.000 = 3.480.000 đồng (ít hơn tháng lương bình thường 40.000)
Như vậy, nếu nghỉ bù không tính lương thì ông A bỏ công ra làm thêm giờ (ngoài ý muốn), nghỉ bù lại đúng số giờ đó và bị giảm lương tháng đó. Nếu tôi là ông A, tôi không thèm nghỉ bù, để hưởng 150% lương làm thêm giờ hoặc không thèm làm thêm giờ chi cho mệt. Ai buộc được tôi???
Ví dụ 2: Cũng áp dụng ví dụ 1, nhưng giả sử là ông A làm 8 tiếng ngày Chủ Nhật và nghỉ bù vào ngày thứ Sáu tuần tiếp sau đó.
Tiền làm thêm giờ là: 20.000 x 8 (tiếng) x 100% = 160.000 đồng
Nếu nghỉ bù không trừ lương, tháng đó ông A sẽ nhận: 3.520.000 + 160.000 = 3.680.000 đồng
Nếu nghỉ bù trừ lương, tháng đó ông A sẽ nhận: 3.520.000 đồng (đúng bằng lương tháng bình thường)
Như vậy, nếu nghỉ bù không tính lương thì ông A phải đi làm vào ngày nghỉ (ngoài ý muốn), nghỉ bù lại đúng 1 ngày thường và lương tháng không thay đổi. Nếu tôi là ông A, tôi không thèm nghỉ bù, để hưởng 200% lương hoặc không thèm đi làm ngày Chủ Nhật. Ai bắt buộc được tôi. Ngày Chủ Nhật phải "quý giá" hơn ngày thường chứ?
Người nào chấp nhận đi làm thêm ngày Chủ Nhật (có nghỉ bù) thì phải hưởng lợi hơn chứ, tức là hưởng phần chênh lệch "công lao động trong ngày Chủ Nhật" với "công lao động trong ngày thường".
Tất cả những phân tích trên không áp dụng cho trường hợp NSDLĐ và NLĐ sắp xếp với nhau chọn ngày nghỉ trong tuần không rơi vào Chủ Nhật, theo Khoản 2 Điều 72 BLLĐ. Vì điều này phải thỏa thuận và thống nhất áp dụng trong một thời gian dài.
Vài dòng trao đổi. Mọi người cứ suy ngẫm.
Hope For The Best, But Prepare For The Worst !