hỏi về thừa kế quyền sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #298545 21/11/2013

    PHAMTHANHHOANG.DC

    Chồi

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:10/01/2013
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 1455
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    hỏi về thừa kế quyền sử dụng đất

    Tôi có có chút rắc rối như sau:

    Năm 1975 bố tôi kết hôn với mẹ tôi sinh được 4 người con. Đến năm 1991 thì mẹ tôi và bố tôi bỏ nhau. Bố tôi đưa 4 chị em tôi vào Đăk Lak để sinh sống. Bố tôi có mua một thửa đất ở diện tích 5000m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố tôi vào năm 1994. Đến năm 1996 thì bố tôi lấy vợ là bà Ngô thị An (không đăng ký kết hôn). Năm 2013 bố tôi mất có để lại di chúc cho bà Ngô Thị An mà không để lại cho 4 chị em tôi. Nay 4 chị em chúng tôi đã lớn và có gia đình riêng. Một người lấy chồng ở trung quốc, còn 3 người vẫn ở địa phương. Sau khi biết được việc bố tôi để di chúc cho bà An 3 chị em tôi đều phản đối (01 người ở trung quốc nên không biết và cũng mất tích không rõ địa chỉ) và không đồng ý với nội dung di chúc. Tôi đã viết đơn khiếu nại lên UBND xã về việc UBND xã giải quyết hồ sơ nhận thừa kế của bà An với các lý do sau:

    Sau khi đọc kỹ bản di chúc tôi thấy: 

    1. Di chúc bố tôi lập đã được UBND xã chứng thực nhưng trong bản di chúc không chỉ định người mở di chúc là sai về hình thức.

    2. Bố tôi biết đọc, biết viết nhưng di chúc lại do cán bộ tư pháp đánh máy là không thể hiện được tính tự nguyện của bố tôi.

    3. Trong di chúc ghi để lại tài sản cho "Vợ là bà Ngô Thị An" là không đúng thực tế vì bà An chỉ về chung sống như vợ chông với bố tôi chứ chưa kết hôn.

    4. Phần diện tích theo bìa đỏ là 5000m2 nhưng thực tế bố tôi đã đổi cho người khác một phần khoảng 400m2 vào năm 1997 nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi, tách bìa, như vậy bố tôi đã để thừa kế luôn cả phần bố tôi đã đổi là không đúng hiện trạng. 

    5. Di chúc bố tôi để lại chưa được mở thừa kế vì có một bà chị đang ở trung quốc mà không biết về nội dung di chúc mà UBND xã đã giải quyết thủ tục nhận thừa kế cho bà An là không đúng.

    6. Trên thửa đất còn nhiều tài sản khác mà bố tôi không ghi vào di chúc như: Nhà xây cấp 4, cây cà phê, giếng nước .....

    Mong quý luật sư đóng góp, tu vấn giúp tôi có quyền khiếu nại như vậy không. Hay tôi gửi đơn lên tòa án để tuyên hủy bản di chúc vì những lý do trên. và yêu cầu tòa phân chia tài sản theo pháp luật. Rất mong được sự tận 

     
    3875 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #298768   22/11/2013

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Với các vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn từng vấn đề cho bạn như sau: 

    1. Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định di chúc bắt buộc phải chỉ định người mở di chúc. Thông thường thủ tục mở di chúc được thực hiện bằng việc người cầm giữ bản di chúc đó cấp cho mỗi người thuộc hàng thừa kế của người để lại di sản một bản sao, người được nhận bản sao có quyền yêu cầu cho đối chiếu với bản chính hoặc người cầm giữ di chúc triệu tập những người thuộc hàng thừa kế của người để lại di sản để công bố nội dung di chúc hoặc các thực hiện công bố di chúc bằng các hình thức khác.

    2.Thủ tục lập di chúc tại Ủy ban nhân dân xã/phường: người lập di chúc công bố nội dung di chúc để cán bộ xã/phường ghi chép lại bằng hình thức đánh máy được coi là hợp pháp.

    3. Nội dung di chúc xác định bà Ngô Thị An được hưởng thừa kế là hợp pháp không phụ thuộc vào việc bố bạn xác định bà An là "vợ" trong khi hai người chung sống với nhau không có đăng ký kết hôn.

    Trường hợp tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm bố bạn mất) cha, mẹ, vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động của bố bạn sẽ được hưởng thừa kế bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (điều 669 Bộ Luật Dân sự hiện hành).

    4. Nội dung di chúc phân định tài sản không đúng hiện trạng thì phần không đúng sẽ vô hiệu.

    5. Để thực hiện việc chia thừa kế, người được hưởng thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng. Trên thực tế, việc khai nhận di sản thừa kế bắt buộc những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết phải có mặt tại phòng công chứng để làm thủ tục. Do đó, nếu người được hưởng thừa kế tài sản bố bạn để lại làm thủ tục khai nhận thừa kế tại xã phường không có mặt đủ những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn là không đúng.

    6. Trên đất có các tài sản khác gắn liền với đất mà bố bạn không để lại di chúc thì những tài sản này được chia thừa kế theo pháp luật, theo đó chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản thừa kế bao gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con.

    Trên đây là các nội dung tư vấn của luật sư, hi vọng giúp bạn làm sáng tỏ được vấn đề của mình. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, bạn có thể điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net