Hỏi về quyền sở hữu đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #505046 17/10/2018

    MaiHung91

    Male
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về quyền sở hữu đất đai

    Kính chào các luật sư! Ông nội tôi sinh được hai người con trai trước khi mất đã để lại một mảnh đất 300m2 và không có di chúc giấy tờ gì.sau đó nam 1990 mảnh đất đó đã được hai người con trai đồng ý chia như sau:người con cả( cha tôi) được 200m2,người còn lại ( chu toi)100m2.chia ra rõ ràng và đã xây nhà ở, lúc chia có sự làm chứng của ông nội thứ và một người chú nữa,trải qua 15 nam sinh sống và gìn giữ đên nay gia đình tôi đã mở rộng thêm đất hoang và giờ tổng diện tích là hơn 200m2,( từ đó đến nay không xảy ra tình trạng tranh chấp gì ).giờ ông nội thứ đã mất và chú tôi đòi tranh chấp mảnh đất còn lại.xin hỏi quý luật sư trải qua từng ấy thời gian khai hoang tạo lập,trùng tu thì mảnh đất đó có được coi là quyền sở hữu của gia đình tôi hay không.hiện gia đình tôi muốn xây dựng trên mảnh đất còn lại nên có chút khó khăn kính mong quý luật sư giúp đỡ!
     
    2803 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505055   17/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn như sau:

    Điều 101 Luât Đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

    “1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất gia đình bạn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng mình quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, được sử dụng từ trước năm 2004, không vi phạm về pháp luật đất đai. Nếu UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên mảnh đất của gia đình bạn đang sử dụng lại xảy ra tranh chấp, do đó UBND cấp xã không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn được (theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật đất đai 2013) nên chưa thể khẳng định tài sản đó thuộc quyền sử dụng sở hữu hợp pháp của gia đình bạn.

    Như vậy, để khẳng định tài sản đó thuộc quyền sử dụng sở hữu hợp pháp của gia đình bạn thì phải giải quyết tranh chấp trên một cách dứt điểm. Trước tiên hai bên có thể tự hoà giải, nếu không tự hoà giải được thì bạn gửi yêu cầu đề nghị hoà giải đến UBND cấp xã (phường) nơi có đất tranh chấp. Trong thời hạn 45 ngày, Chủ tịch UBND có trách nhiệm tổ chức hoà giải cho các bên. Sau khi hoà giải ở địa phương không thành, các bên có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc nộp khởi kiện đến TAND có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp còn thắc mắc hay còn những vướng mắc tương tự bạn có thể liên lạc để luật sư tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    MaiHung91 (22/10/2018)
  • #505394   23/10/2018

    NHICHI246
    NHICHI246

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư,

    Gia đình bên chồng e gồm 8 anh em, chồng e là con út, tất cả anh em đều có gđ riêng, 6 người lớn đều có nhà riêng, ổn định , còn lại vợ chồng e và gia đình anh kế chồng em ở chung.

    Sau khi cha chồng mất ko để lại di chúc, anh chồng ở chung nhà được đứng tên chủ hộ  khẩu, giấy tờ nhà vẫn đứng tên cha chồng.

    Mới đây chị dâu ở chung nhà với vợ chồng e cầm giấy tờ nhà tự đi sang tên cho chồng của mình nhưng ko được vì thiếu 7 chữ kí của anh em trong nhà.

     Vậy e muốn hỏi :

    - Nếu như 6 người còn lại đồng ý cho sang tên nhưng chồng e ko đồng ý thì họ có được sang tên ko?

     - Nếu như để lâu buộc phải thay tên chủ quyền mà mọi người chưa thống nhất thì có thể làm giấy cả 8 người trong gđ đồng sở hữu ko?

     - Trong gđ có ý định cho vợ chồng e ở thôi, còn vợ chồng anh kế ở riêng (tiền mua nhà là vợ chồng em chấp nhận bỏ ra gấp đôi tiền so với sồ tiền chia thừa kế ngôi nhà) nhưng anh kế đó ko chịu đi vì thích ở căn nhà này ko chịu đi đâu.

     Vậy xin Luật sư tư vấn có cách nào giúp vợ chồng e xử lý cho khéo léo vấn đề này cho thấu tình đạt lý, hiện tại vợ chồng e ở nhà này và công việc cũng làm ở đây luôn, vc e có xây xưởng trên đất của chị ruột chồng để làm xuưởng nhưng tụi e ko sử dụng nên cho ông anh ở chung nhà đem máy móc về đó làm. 

    Mong Luật sư tư vấn dùm e cám ơn nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #505479   24/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn như sau:

    Khoản 1, 2 Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

    Theo đó, khi gia đình bạn làm thủ tục phân chia di sản do bố chồng bạn để lại thì phải có sự đồng ý của tất cả những người thừa kế của bố chồng bạn. Gia đình bạn nên tiến hành họp mặt những người thừa kế để thỏa thuận những việc như:

    + Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này;

    + Cách thức phân chia di sản.

    Tại cuộc họp này, những người thừa kế có thể tìm hiểu nguyên nhân tại sao người thừa kế kia không đồng ý ký tên vào văn bản phân chia di sản; từ đó cùng đưa ra hướng giải quyết phù hợp, hài hòa lợi ích của các bên.

    Trong trường hợp những người thừa kế không thể thỏa thuận để tiến hành phân chia di sản của bố chồng bạn theo quy định của pháp luật thì có quyền khởi kiện tới tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản.

    Như vậy, nếu như 6 người còn lại đồng ý cho sang tên nhưng chồng bạn không đồng ý thì họ có được không được sang tên (vì di sản thừa kế được chia theo pháp luật, các đồng thừa kế được hưởng những phần bằng nhau).

    Những người có quyền thừa kế phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế để nhận phần thừa kế được hưởng theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật. Các đồng thừa kế của bố chồng bạn có thể lập văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, trong đó có thể thỏa thuận cùng nhau đứng tên đồng sở hữu căn nhà.Các văn bản này phải được công chứng tại Văn phòng công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Khi anh kế chồng bạn không đồng ý với các đồng thừa kế khác về việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì các bên không thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với ngôi nhà trên và chuyển nhượng ngôi nhà cho gia đình bạn được. Do vậy, trong trường hợp của bạn, chỉ các bên thỏa thuận được với nhau thì mới có thể tiến hành thủ tục sang tên ngôi nhà cho gia đình của bạn. Trường hợp bạn còn thắc mắc vấn đề gì hãy liên lạc gọi trực tiếp để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.