Đúng như các bạn đã phản hồi ở trên, về cơ bản, định tội danh cần căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm. Phương pháp định tội danh là đối chiếu hành vi nguy hiểm cho xã hội bị cho là tội phạm với dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS.
Chẳng hạn như hành vi cố ý gây thương tích cho người khác từ 11% trở lên nhằm chiếm đoạt tài sản của anh A (ví dụ giết người để cướp tài sản).
Phân tích và đối chiếu các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ thấy:
- Chủ thể của tội phạm: con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự, đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nói cách khác, chủ thể tội phạm thỏa mãn Điều 12 BLHS, không rơi vào Điều 13 BLHS.
Đối với tội theo quy định của BLHS có dấu hiệu chủ thể đặc biệt (như Điều 111), thì mới phân tích thêm dấu hiệu này, còn khi không thuộc vào dấu hiệu định tội thì cũng thường được bỏ qua.
- Khách thể của tội phạm: quan hệ xã hội mà pháp luật HS bảo vệ.
Rõ ràng ở đây là xâm phạm tính mạng, quyền sở hữu của người bị hại (QHXH này được xác định dễ nhất theo tên chương trong BLHS).
- Mặt chủ quan (yếu tố lỗi, động cơ, mục đích thực hiện hành vi) và mặt khách quan của tội quạm (hành vi của chủ thể, biểu hiện ra bên ngoài).
Hành vi của anh A: (i) bóp cổ nạn nhân (ví dụ) - hành vi cướp đoạt sinh mạng của người khác (luôn luôn là cố ý) thỏa mãn dấu hiệu Điều 93 BLHS; (ii) Lấy sợi dây chuyền vàng, điện thoại di động của nạn nhân (ví dụ)... - hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác khi nạn nhân không thể chống cự được (đã chết hoặc bị cho là đã chết) thỏa mãn dấu hiệu Điều 133 BLHS.
Như vậy, hành vi của A là chỉ là chiếm đoạt tài sản --> bị truy tố về 2 tội theo quy định tại Điều 93 và 133 BLHS.
Đặt ngược lại tình huống, A có ý định chiếm đoạt tài sản của nạn nhân, bị nạn nhân phát hiện, nhưng hắn vẫn tìm mọi cách để lấy được tài sản, trong lúc giằng co đã làm nạn nhân chết, A chỉ bị truy tố về tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS, có yếu tố định khung tăng nặng là hậu quả chết người.
Khác nhau giữa 2 tình huống trên là dấu hiệu lỗi của A, tình huống 1: A hoàn toàn có lỗi về hành vi giết nạn nhân (nên bị truy tố về tội giết người), còn tình huống giả định 2: A không có ý định giết người (nên không bị truy tố về tội giết người).
Ngoài ra, trong 1 số trường hợp phức tạp hơn, cần phân tích những yếu tố để đảm bảo định tội danh đúng như các trường hợp phòng vệ chính đáng (Điều 15 BLHS), hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết (Điều 16 BLHS)...
____
Một số trao đổi như trên, các bạn góp ý thêm...
--
Best Regard
“Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”
_Albert Einstein_