Hỏi về luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #109774 12/06/2011

    chieclamuathu_1508

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 1 lần


    Hỏi về luật dân sự

    cho em hỏi là
    trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với tình thế cấp thiết khác nhau như thế nào ạ!
    và trong ủy quyền mà mình thực hiên công việc vượt quá phạm vi ủy quyền đem lại lợi ích cho bên ủy quyền dù không thỏa thuận thì có bị vi phạm ủy quyền không ạ!
    Em cảm ơn nhiều ạ!
     
    10599 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #109807   13/06/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Anh nghĩ những câu hỏi đại loại thế này em nên tìm mua bộ sách Bình luận khoa học 3 bộ LDS của PGS TS Hoàng Thế Liên em nghĩ thông hiểu ít nhiều.

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #110042   13/06/2011

    chieclamuathu_1508
    chieclamuathu_1508

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 1 lần


    dạ! em cảm ơn anh nhiều.
    em ở đà lạt nên vấn đề mua sách rất hạn chế.
    anh giúp em trả lời được không?
    cảm ơn anh nhièu
     
    Báo quản trị |  
  • #110064   13/06/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào bạn!

    Xin phép được góp ý ở câu hai nhé:

    trong ủy quyền mà mình thực hiên công việc vượt quá phạm vi ủy quyền đem lại lợi ích cho bên ủy quyền dù không thỏa thuận thì có bị vi phạm ủy quyền không”?

    Theo mình thì không bởi vì:

    -   Thứ nhất về hợp đồng ủy quyền có quy định về nghĩa vụ của người đc ủy quyền:

    Điều 584. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

    Bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;

    2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

    3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;

    4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;

    5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

    6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

    Về quyền của bên được ủy quyền:

    Điều 585. Quyền của bên được uỷ quyền

    Bên được uỷ quyền có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền;

    2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền.

    Như vậy nếu việc thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền thì người được ủy quyền không được đòi thanh toán chi phí vì nó không nằm trong phạm vi ủy quyền.

    -   Thứ hai mình nghĩ nếu như một người thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền mà đem lại lợi ích cho người ủy quyền thì đây được gọi là “thực hiện công việc không có ủy quyền” và vì vậy nó thuộc phạm vi điều chỉnh của chương XIX BLDS 2005: thực hiện công việc không có ủy quyền.

    -   Thứ 3 khi thực hiện một công việc không được ủy quyền mà đem lại thiệt hại cho người có công việc hoặc người khác do lỗi của người thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền thì mới vi phạm còn khi thực hiện công việc mà đem lại lợi ích cho người khác, không vi phạm pháp luật thì không có sự vi phạm ở đây.

    Còn ở câu 1 bạn muốn hỏi trong dân sự hay trong hình sự nhỉ?


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    chieclamuathu_1508 (14/06/2011)
  • #110205   14/06/2011

    chieclamuathu_1508
    chieclamuathu_1508

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 1 lần


    mình hỏi là luật dân sự đó bạn ạ! câu 1 đấy. mình cảm on bạn nhiều nhiều. mình cũng có đọc qua hai điều này nhưng mình không hiểu hết. giờ bạn giải thích mình thấy thông rất nhiều. cảm ơn bạn!
     
    Báo quản trị |  
  • #110356   14/06/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào chiếc lá múa thử một năm không tắm 
    Theo hiểu biết của mình thì trong dân sự không có khái niệm vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với tình thế cấp thiết. những khái niệm này chỉ có trong luật hình sự.
    Không biết tại sao bạn lại hỏi câu này và lấy nó từ tình huống nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #110376   15/06/2011

    Hieu_Revive
    Hieu_Revive

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    ồ cái này thì để giải thích nó cũng hơi dài dòng một tí, mình có thể gói gọn trong mấy chữ như sau:
    phòng vệ chính đáng :chống trả lại một cách cần thiết hành vi đang xâm phạm những lợi ích được pháp luật bảo vệ.
    tình thế cấp thiết: gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa để bảo vệ những lợi ích được pháp luật bảo vệ mà đang bị đe dọa.

    Ngô Trọng Hiếu.lớp HS34B, khoa Luật Hình Sự, ĐH Luật TP.HCM

    mail : ngotronghieu90@gmail.com

    mobile : 01 674 675 673

     
    Báo quản trị |  
  • #110383   15/06/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Hieu_Revive viết:
    ồ cái này thì để giải thích nó cũng hơi dài dòng một tí, mình có thể gói gọn trong mấy chữ như sau:
    phòng vệ chính đáng :chống trả lại một cách cần thiết hành vi đang xâm phạm những lợi ích được pháp luật bảo vệ.
    tình thế cấp thiết: gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa để bảo vệ những lợi ích được pháp luật bảo vệ mà đang bị đe dọa.


    Chỉ đơn giản vậy thôi sao? Vậy thì chỉ cần giở BLHS ra, đọc Điều 15 và Điều 16 mà chẳng cần phải lên diễn đàn để hỏi.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #110377   15/06/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào bạn Hieu_Revive!
    Mấy cái khái niệm đó mình được biết thì nó nằm trong quy định của luật hình sự mà thôi. còn trong luật dân sự mình không biết nó nằm ở chỗ nào cả, bạn có thể chỉ giúp mình được không?
    777 điều của BLDS thật sự là khá nhiều đối với một người lười học và đọc luật như mình .
     
    Báo quản trị |  
  • #110479   15/06/2011

    Hieu_Revive
    Hieu_Revive

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    ồ, với kiến thức hạn hẹp của mình thì mình cho rằng trong BLDS 2005 không có định nghĩa nào về tình thế cấp thiết hay phòng vệ chính đáng cả, ở Đ613Đ614 BLDS có đề cập đến hai vấn đề này nhưng không nêu định nghĩa như thế nào là tình thế cấp thiết hay phòng vệ chính đáng. buộc lòng chúng ta phải sử dụng định nghĩa trong BLHS 1999, điều này cũng bình thường bạn à, ví dụ như trong chương tội phạm về sở hữu trong luật Hình Sự thì có đề cập đến tài sản là đối tượng tác động, nhưng không có quy định nào trong BLHS 1999 đề cập đến tài sản là như thế nào,khi đó ta lại quay về BLDS 2005 căn cứ vào điều 163 để xác định tài sản gồm những gì. mình rút ra kinh nghiệm là chúng ta những người học luật nên chủ động linh hoạt để hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật, không gói gọn trong một bộ luật nào cả mà cần liên hệ với các bộ luật khác. hihi
    Cập nhật bởi Hieu_Revive ngày 15/06/2011 09:00:28 CH

    Ngô Trọng Hiếu.lớp HS34B, khoa Luật Hình Sự, ĐH Luật TP.HCM

    mail : ngotronghieu90@gmail.com

    mobile : 01 674 675 673

     
    Báo quản trị |  
  • #110513   15/06/2011

    phuongsotiensinh
    phuongsotiensinh

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2008
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 10 lần


    Hieu_Revive viết:
    ồ, với kiến thức hạn hẹp của mình thì mình cho rằng trong BLDS 2005 không có định nghĩa nào về tình thế cấp thiết hay phòng vệ chính đáng cả, ở Đ163 và Đ164 BLDS có đề cập đến hai vấn đề này nhưng không nêu định nghĩa như thế nào là tình thế cấp thiết hay phòng vệ chính đáng. buộc lòng chúng ta phải sử dụng định nghĩa trong BLHS 1999, điều này cũng bình thường bạn à, ví dụ như trong chương tội phạm về sở hữu trong luật Hình Sự thì có đề cập đến tài sản là đối tượng tác động, nhưng không có quy định nào trong BLHS 1999 đề cập đến tài sản là như thế nào,khi đó ta lại quay về BLDS 2005 căn cứ vào điều 163 để xác định tài sản gồm những gì. mình rút ra kinh nghiệm là chúng ta những người học luật nên chủ động linh hoạt để hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật, không gói gọn trong một bộ luật nào cả mà cần liên hệ với các bộ luật khác. hihi


    Tôi cũng đồng tình là trong trường hợp này cần vận dụng khái niệm phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết trong Luật Hình sự. Và đem nó áp dụng vào luật dân sự (kể cả luật hành chính).
    Nhưng bạn có thể bỏ cái từ "ồ" ở đầu những bài viết của bạn đi được không? "ồ ồ" nghe cứ như là ... nước... chảy vậy. Bài nào cũng "ồ" thấy rất là phản cảm! Ở đây có cái gì lạ lắm đầu mà cứ phải "ồ! ngạc nhiên chưa"!
    Cập nhật bởi phuongsotiensinh ngày 15/06/2011 02:01:21 CH

    Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị liên hệ với Công ty Luật Hà Huy theo địa chỉ: tranvanhoang.law@gmail.com hoặc điện thoại 01688.209.867 để được giải đáp và tư vấn kịp thời. Chân thành cảm ơn!

    Công ty Luật Hà Huy (Galaxy Law Firm)

    H.O: 127/11 Doc Ngu Str., Hanoi, Vietnam

    R.O: Tan Xuan, Tu Liem, Hanoi

    Website: www.hahuy.com.vn

    T: (84.4) 38.327.723 I F: (84.4) 37.579.567 I M: 0913.577.696

    E: tuhahuy@gmail.com I tuhahuy@vnn.vn I tuhahuy@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
  • #110536   15/06/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Hieu_Revive viết:
    ồ, với kiến thức hạn hẹp của mình thì mình cho rằng trong BLDS 2005 không có định nghĩa nào về tình thế cấp thiết hay phòng vệ chính đáng cả, ở Đ163 và Đ164 BLDS có đề cập đến hai vấn đề này nhưng không nêu định nghĩa như thế nào là tình thế cấp thiết hay phòng vệ chính đáng. buộc lòng chúng ta phải sử dụng định nghĩa trong BLHS 1999, điều này cũng bình thường bạn à, ví dụ như trong chương tội phạm về sở hữu trong luật Hình Sự thì có đề cập đến tài sản là đối tượng tác động, nhưng không có quy định nào trong BLHS 1999 đề cập đến tài sản là như thế nào,khi đó ta lại quay về BLDS 2005 căn cứ vào điều 163 để xác định tài sản gồm những gì. mình rút ra kinh nghiệm là chúng ta những người học luật nên chủ động linh hoạt để hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật, không gói gọn trong một bộ luật nào cả mà cần liên hệ với các bộ luật khác. hihi


    Đồng ý với bạn là không chỉ học luật mà học cái gì cũng vậy nên chủ động linh hoạt hiểu và vận dụng các quy định chung của pháp luật.

    Nhưng không phải lúc nào cũng vận dụng được nó còn tùy thuộc vào tình huống đưa ra nữa. Vì vậy mình mới hỏi lại bạn chiếc lá mùa thu rằng bạn lấy khái niệm ấy từ tình huống nào. Từ đó thì mới có thể bàn luận tiếp được chứ nói chung chung thế này, chẳng ai có thể nói đúng cả.

    Bạn nói ở điều 163, 164 BLDS có đề cập đến vậy mình xin trích dẫn hai điều này nhé:

    Điều 163. Tài sản

    Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

    Điều 164. Quyền sở hữu

    Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

    Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #110579   15/06/2011

    phuongsotiensinh
    phuongsotiensinh

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2008
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 10 lần


    hanghell viết:
    Hieu_Revive viết:
    ồ, với kiến thức hạn hẹp của mình thì mình cho rằng trong BLDS 2005 không có định nghĩa nào về tình thế cấp thiết hay phòng vệ chính đáng cả, ở Đ163 và Đ164 BLDS có đề cập đến hai vấn đề này nhưng không nêu định nghĩa như thế nào là tình thế cấp thiết hay phòng vệ chính đáng. buộc lòng chúng ta phải sử dụng định nghĩa trong BLHS 1999, điều này cũng bình thường bạn à, ví dụ như trong chương tội phạm về sở hữu trong luật Hình Sự thì có đề cập đến tài sản là đối tượng tác động, nhưng không có quy định nào trong BLHS 1999 đề cập đến tài sản là như thế nào,khi đó ta lại quay về BLDS 2005 căn cứ vào điều 163 để xác định tài sản gồm những gì. mình rút ra kinh nghiệm là chúng ta những người học luật nên chủ động linh hoạt để hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật, không gói gọn trong một bộ luật nào cả mà cần liên hệ với các bộ luật khác. hihi


    Đồng ý với bạn là không chỉ học luật mà học cái gì cũng vậy nên chủ động linh hoạt hiểu và vận dụng các quy định chung của pháp luật.

    Nhưng không phải lúc nào cũng vận dụng được nó còn tùy thuộc vào tình huống đưa ra nữa. Vì vậy mình mới hỏi lại bạn chiếc lá mùa thu rằng bạn lấy khái niệm ấy từ tình huống nào. Từ đó thì mới có thể bàn luận tiếp được chứ nói chung chung thế này, chẳng ai có thể nói đúng cả.

    Bạn nói ở điều 163, 164 BLDS có đề cập đến vậy mình xin trích dẫn hai điều này nhé:

    Điều 163. Tài sản

    Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

    Điều 164. Quyền sở hữu

    Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

    Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.



    Sao 2 cái điều luật này không có ăn nhằm gì với chủ đề đang thảo luận thế nhỉ? Hay bạn Hieu_Revive dùng BLDS cũ?

    Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị liên hệ với Công ty Luật Hà Huy theo địa chỉ: tranvanhoang.law@gmail.com hoặc điện thoại 01688.209.867 để được giải đáp và tư vấn kịp thời. Chân thành cảm ơn!

    Công ty Luật Hà Huy (Galaxy Law Firm)

    H.O: 127/11 Doc Ngu Str., Hanoi, Vietnam

    R.O: Tan Xuan, Tu Liem, Hanoi

    Website: www.hahuy.com.vn

    T: (84.4) 38.327.723 I F: (84.4) 37.579.567 I M: 0913.577.696

    E: tuhahuy@gmail.com I tuhahuy@vnn.vn I tuhahuy@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
  • #110624   15/06/2011

    Hieu_Revive
    Hieu_Revive

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    hi, rất cảm ơn sự hồi âm của các bạn, mình có chút nhầm lẫn về trích dẫn điều luật đề cập đến tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng trong BLDS 2005. mình xin đính chính lại là điều 613 và 614 chứ không phải là điều 163 và 164, thật sự xin lỗi các bạn về sự nhầm lẫn này !
    thứ 2: là mình xin trả lời thắc mắc của bạn phuongsotiensinh là vì sao mình hay dùng từ ồ, hì,điều này đôi khi nó do thói quen bạn à,cái này thì mình xin tiếp thu và xem xét có nên dùng chúng ở những ngữ cảnh như trên diễn đàn của chúng ta hay không? rất vui vì nhận được những góp ý chân thành của các bạn. thân mến !!!

    Ngô Trọng Hiếu.lớp HS34B, khoa Luật Hình Sự, ĐH Luật TP.HCM

    mail : ngotronghieu90@gmail.com

    mobile : 01 674 675 673

     
    Báo quản trị |