Hỏi về luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #303740 24/12/2013

    thomattai

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2012
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về luật dân sự

    Ví dụ: Ông A chết không để lại di chúc. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: B (vợ A) và C (con của A và B). Tuy nhiên, sau khi đã phân chia di sản, có chứng cứ chứng minh rằng C không cùng huyết thống với ông A. Trong trường hợp này, có thể yêu cầu Toà án bác bỏ quyền hưởng di sản của C không?

     
    3008 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #303775   24/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    Chào bạn, con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của vợ chồng. Tuy C ko cùng huyết thống, nhưng C được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa A với B thì C vẫn là con của A. Vì vậy C vẫn được hưởng thừa kế.

     
    Báo quản trị |  
  • #303783   24/12/2013

    mrtoanwithtvpl
    mrtoanwithtvpl

    Male
    Chồi

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 1065
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Nói vậy là con sinh ra trong thời gian hôn nhân giữa hai người đều là coi như con ruột và được hưởng thừa kế à, sao mà tréo hèo zậy chứ. Nếu zậy sẽ có trường hợp không khách quan ở đây. Ví dụ như A và B kết hôn nhưng vợ đi quan hệ lung tung sinh ra đứa con về nuôi, chồng nghĩa C là con nên hai vợ chồng cùng nuôi. Sau này B chết thì C vẫn được thừa kế à, zậy đâu có công bằng đâu, cái quái j lạ thế chứ!

    Nguyễn Trung Toàn

     
    Báo quản trị |  
  • #303917   25/12/2013

    kuteo91
    kuteo91

    Male
    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2011
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 745
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 5 lần


    Mr Toàn nói cũng có lý, tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mặc nhiên được xác định là con của vợ chồng. Trường hợp có chứng cứ chứng minh con sinh ra không phải là con chung của vợ chồng thì có thể căn cứ theo quy định tại điều 43 (quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con) để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định không phải là cha của đứa con đó.

    Cũng theo quy định tại điều này thì chỉ có người được nhận là cha (A) mới có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định đó không phải là con mình. Do A đã chết nên không thể yêu cầu Tòa án bác quyền hưởng di sản của C vì không phải là con của A được.

    LÊ XUÂN CẢNH

    Công ty Luật LDL

    77 Tiểu La - Quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng

    Facebook : www.facebook.com/luatsuonline

     
    Báo quản trị |