Hỏi về hình thức kỉ luật sa thải

Chủ đề   RSS   
  • #230479 01/12/2012

    Hỏi về hình thức kỉ luật sa thải

     

    Xin cho hỏi : nếu trong công ty nhân viên ăn trộm 450.000 đ . mà nội quy công ty là ăn trộm 500.000 đ sẽ bị sa thải . 

    Vậy xin cho hỏi nếu ko thể sa thải thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động không ạ ? phải giải quyết vấn đề quyền lợi cho nhân viên đó như nào ?

    Mong mọi người giải đáp giúp em 

    Cập nhật bởi mrko0l92 ngày 01/12/2012 10:03:46 CH

    Linh Nguyễn

     
    5433 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #230482   01/12/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Theo tôi tùy từng công ty mà NSDLĐ có thể áp dụng hình thức theo điểm b k1 điều 84 BLLĐ.Tuy nhiên nếu như nội quy công ty đã quy định như vậy mà NLĐ không có lỗi nào thêm thì đương nhiên NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ.Cụ thể NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong các TH sau

    Điều 38.

    1- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;

    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới một năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;

    d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

    2- Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan lao động biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

    3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm;

    c) Ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm.

     

    Điều 84 Bộ luật Lao động (đã được sửa, đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2007) quy định:

    1- Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:
    a) Khiển trách
    b) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức;
    c) Sa thải.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #230502   02/12/2012

    luatcongdong125
    luatcongdong125

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2012
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 6 lần


     

    mrko0l92 viết:

     

     

    Xin cho hỏi : nếu trong công ty nhân viên ăn trộm 450.000 đ . mà nội quy công ty là ăn trộm 500.000 đ sẽ bị sa thải . 

    Vậy xin cho hỏi nếu ko thể sa thải thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động không ạ ? phải giải quyết vấn đề quyền lợi cho nhân viên đó như nào ?

    Mong mọi người giải đáp giúp em 

     

     

     chào bạn.

    vấn đề của bạn có thể được giải quyết như sau

     trường hợp không sa thải được thì bạn vẫn có thể chấm dứt hợp đồng theo điều 38 .

     các quyền lợi dk giải quyết đối với nhân viên được quy định tại điều 41, 42,43 luật lao động.

     thân

    HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ

    CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ

    Số nhà 276, đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

    http://dichvuluatsu.vn

    http://vanphongluatsuhanoi.com

    http://congtyluatvn.com/

    Hotline: L.s Nguyễn Huế: 0936.129.229

    E-Mail: luatvietphu@gmail.com;

     
    Báo quản trị |