Hỏi về công ty hợp danh

Chủ đề   RSS   
  • #132862 21/09/2011

    lethikha

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2011
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 860
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về công ty hợp danh

    Công ty hơp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có giông và khác nhau như thế nào về quy chế thành viên (tiếp nhận thành viên mới, chấp dứt tư cách thành viên , quyền và nghĩa vụ , và những măt hạn chế......)
     
    27022 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #132902   22/09/2011

    cumeo_hoangda
    cumeo_hoangda

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2011
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    So sánh công ty TNHH hai thành viên và công ty hợp danh

             a. Giống nhau:

             - Đều là loại hình doanh nghiệp, được thành lập hợp pháp hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005

             - Vốn kinh doanh không được thấp hơn vốn pháp định

             - Giống về thủ tục thành lập, giải thể, phá sản

             - Đều là công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD

             - Đều bị đánh thuế hai lần, sau khi chia lợi nhuận các cổ đông ( thành viên ) phải nộp thuế TNCN

             - Tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong công ty tương ứng với mức vốn góp vào công ty.

             - Cả hai không được phát hành cổ phần để huy động vốn

             b. Khác nhau:

             *) Công ty TNHH hai thành viên

             - Chủ thể thành lập: Có ít nhất 2 TV trở lên cùng góp vốn thành lập, thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tối đa 50 TV, các thành viên góp vốn đều là đồng chủ sở hữu công ty;

             - Huy động vốn: được phát hành các loại chứng khoán ra công chúng nhưng không được phát hành cổ phần;  

             - Giới hạn trách nhiệm: Công ty chịu trách nhiệm hữu hạng tức là chịu TN về các hoạt độngbcảu mình trong giới hạn tài sản riêng của công ty. Các thành viên của công ty cũng chịu TNHH tức là chịu TN về các công nợ và nv của công ty trong giới hạn phạm vi vốn cam kết góp vào công ty;            

             - Tư cách chủ thể: GĐ( TGĐ) là người đại diện theo pháp luật nếu điều lệ công ty không quy định khác;            

             - Các TV của công ty đều là chủ thể quản lý của công ty, nhưng quyền quản trị của các TV căn cứ vào tỷ lệ vốn góp vào công ty;

    ­­         - Các TV công ty có thể tham gia góp vốn vào các công ty khác;    

             - Phần vốn góp của các Tv đc chuyển nhượng theo quy định của pl, ưu tiên chuyển nhượng cho các TV của công ty;          

             - Tổ chức quản lý: Thông qua 2cơ quan, có thêm ban kiểm soát(>11TV);           

             - Có thể chia tách hợp nhất sáp nhập chuyển đổi;     

             - Là công ty đối vốn;

             *) Công ty hợp danh

             - Chủ thể thành lập:

                Có ít nhất hai TV hợp danh góp vốn thành lập, TV hợp danh chỉ là cá nhân, ngoài ra còn có thêm thành viên góp vốn nhưng không bắt buộc, TV góp vốn thì có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Các TV đều là đồng chủ sở hữu công ty.

             - Huy động vốn: không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

             - Giới hạn trách nhiệm: Công ty chịu TN về mọi hoạt động của mình giới hạn trong tài sản của công ty.TV hợp danh chịu TN về các nv của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình =>TV hơp danh chịu TNVH . TV góp vốn chịu TN về mọi hoạt động của công ty trong phạm vi vốn đã góp vào công ty => TV góp vốn chịu TNHH.

             - Tư cách chủ thể: Các TV  hợp danh của công ty là người đại diện theo pl của công ty.

             - QUyền quản lý công ty thuộc về các TVHD, tuỳ thuộc vào nức vốn góp mà quyền quản trị khác nhau.

             - Các TVHD không đc tham gia góp vốn thành lập DNTN khác, và TVHD trong công ty. HD khác, chỉ tham gia góp vốntrong công ty TNHH, CP,TVGV đc quyền tham gia góp vốn vào các công ty.

             - Việc chuuyển nhượng vốn trong công ty phải đc sự đồng ý của TVHPD.

             - Tổ chức quản lý: Bắt buộc thông qua 3 cơ quan: HĐTV, GĐ( TGĐd), hoạt động của các TVHD khác.

             - Không được tách hợp nhất sáp nhập chuyển đổi.

             - Là công ty đối nhân.

    Mong là giúp ích gì cho bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cumeo_hoangda vì bài viết hữu ích
    nonguyhiem (21/08/2014)