hỏi về chuyển hóa tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #146010 07/11/2011

    onthanhthanh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    hỏi về chuyển hóa tội phạm

    cháu muốn hỏi là:
     
    điều kiện của chuyển hóa tội phạm là gì?
     theo 6.2 thông tư liên tịch của toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp số02/2001/TTLT-TANDTC-VKsảnDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001về việc Hướng dẫn áp đụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999
    .  trộm cắp nếu đã chiếm đoạt được tài sản mà dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản thì cũng coi là chuyển hóa tội phạm. Vậy chiếm đoạt trong khoảng thời gian là bao lâu? nếu đã chiếm đoạt  dc tài sản trong vòng hai ngày rồi bị đòi lại mà dùng vũ lực để giữ được tài snr đó có gọi là cuyển hóa ko?
      cháu cảm ơn!
     
    15399 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #146566   09/11/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    Tôi hiểu ý bạn, khi tội phạm đã hoàn thành rồi thì có chuyển hóa tội danh hay không?
    Theo tôi thì dù đã chiếm đoạt được tài sản, quyền chiếm hữu tài sản tạm thời được chuyển dịch một cách trái pháp luật về cho người phạm tội. Do vậy, trên phương diện pháp lý thì người phạm tội không phải là sở hữu hợp pháp mà chính người bị hại mới là sở hữu hợp pháp, nên hành v i dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản đang thuộc sở hữu hợp pháp của người khác đã cấu thành tội Cướp tài sản. Thời gian tội chiếm đoạt trước đã hoàn thành được bao lâu không quan trọng, miễn người phạm tội ý thức được tài sản đó không thuộc  sở hữu hợp pháp của mình và có hành vi ..... với mục đích ..... như nói trên thì phạm tội cướp tài sản.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duyhieunt vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (09/11/2011)
  • #147276   13/11/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào các anh chị!

    Vấn đề này em thắc mắc khi đặt ra tình huống sau:

    Anh A trộm được tài sản X của anh B. Hai ngày sau, khi anh A đang đi trên đường và bị anh C cướp  tài sản X. Trong lúc hai bên A và C giằng co, hai bên đã dùng vũ lực và cuối cùng anh A đa giành lại được tài sản X.

    Khoan không xét tới tội của anh C, ta chỉ xét tội của anh A.

    1. Khi anh A đột nhập vào nhà anh B trộm tài sản X thuộc quyền sở hữu của anh B, đương nhiên anh A phạm tội trộm cắp tài sản.

    2. Hai ngày sau, khi đi trên đường anh A đã dùng vũ lực để đoạt tài sản X về tay mình.

    Như vậy, theo quan điểm trên trộm cắp nếu đã chiếm đoạt được tài sản mà dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản đang thuộc sở hữu hợp pháp của người khác thì chuyển hóa thành cướp tài sản và thời gian tội phạm trước hoàn thành bao lâu không quan trọng thì A đã chuyển hóa thành tội cướp tài sản vì thỏa mãn đầy đủ các yếu tố trên.

    Rõ ràng điều trên là chưa đúng. Ta còn phải xét đến yếu tố chủ quan của người phạm tội khi thực hiện hành vi này trong trường hợp cụ thể; khi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản đã trộm cắp được với người ngăn cản hoặc có khả năng ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản trái pháp luật của người phạm tội sẽ khác với khi tội phạm trộm cắp tài sản dùng vũ lực đoạt lại tài sản từ người mà ý thức chủ quan không hề liên quan đến việc ngăn cản việc lấy lại tài sản từ tay trộm cắp đó.

    Mong các anh chị chia sẻ quan điểm : D !

    Cập nhật bởi buihuyentb ngày 13/11/2011 07:38:54 CH

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #147722   15/11/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    tôi cho rằng  ý thức của A mới là yếu tố quyết định. dù C không biết gì về hành vi phạm tội trước đó của A nhưng nếu A có căn cứ để tin, để nghi ngờ C biết về dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt ts đến cùng thì là cướp, ngược lại thì A dùng vũ lực để bảo vệ tài sản mình đang quản lý (dù chiếm đoạt không ngay tình).
    Vấn đề chính là ở chỗ khi dùng vũ lực, ý thức của A là loại bỏ sự ngăn cản để chiếm đoạt ts đến cùng hay bảo vệ tài sản mình đang quản lý?
    Tôi thông nhất A không coi là chuyển hóa tội danh trong ví dụ của bạn vì theo tôi trường hợp này A đang bảo vệ ts mà mình quản lý chứ không coi là cố ý chiếm đoạt đến cùng.
    Vài dòng chia sẻ với bạn.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duyhieunt vì bài viết hữu ích
    nguoitrongho2 (17/10/2014)