Hỏi về chương XXVII - Bộ luật TTHS 2015

Chủ đề   RSS   
  • #421535 14/04/2016

    Hỏi về chương XXVII - Bộ luật TTHS 2015

    Cho em hỏi cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và ý nghĩa của thủ tục xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ạ? 

     
    2220 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #434888   30/08/2016

    Chào bạn!

    Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

    Luật tố tụng dân sự Việt Nam vừa bổ sung một qui định có tên gọi là “thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”, mở ra một cơ hội (dù nhỏ nhoi) cho những người bị oan ức có thể tìm đến được với công bằng và công lý.

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như quy định ở trên.

    Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan được mời tham dự, nếu có, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định và tùy từng trường hợp mà quyết định như sau:

    a) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;
     b) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;

     c) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.

     Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.

     Những qui định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2012. Tuy nhiên, để thực hiện những qui định “đặc biệt” như trên vẫn còn là chuyện khá mới mẻ, cho nên luật cũng qui định “Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành” qui định trên.

    Theo những qui định mang tính "định hướng" như nói trên, người dân bị oan sai, chèn ép ... có thêm một cửa quan nữa để gửi đơn khiếu nại/cầu cứu: Đó là Ủy ban thường vụ Quốc Hội và/hoặc Ủy ban tư pháp của Quốc Hội ( ngoài hai cửa "truyền thống" là Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao).
     Chúng ta hãy cùng chờ và mong rằng với “thủ tục đặc biệt” nêu trên, chất lượng xét xử của ngành Tòa án Việt Nam sẽ khá dần lên, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo đảm sự công bằng, khách quan, bảo đảm công lý được thực thi.

     

    Hà Hằng

    Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

     

     

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |