Hỏi về chức năng, nhiệm vụ của Chuyên viên pháp lý, nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #345823 21/09/2014

    svluat94

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2013
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về chức năng, nhiệm vụ của Chuyên viên pháp lý, nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?

    Xin hỏi về chức năng, nhiệm vụ và những công việc mà Chuyên viên pháp lý, nhân viên pháp chế thường đảm nhận trong doanh nghiệp là gì? Và cần học tập, thi tuyển, bằng cấp như thế nào để trở thành chuyên viên pháp lý, nhân viên pháp chế? Xin cảm ơn.

     
    53379 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #345864   22/09/2014

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


           chào bạn, theo mình thì chuyên viên pháp lý, nhân viên pháp chế trong các doanh nghiệp thì có các nhiệm  vụ, chức năng và yêu cầu tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng. ví dụ ngân hàng ABC tuyển NV pháp chế như sau:

              Nhiệm vụ, chức năng:

    • Tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động pháp lý của ngân hàng ABC cho các đơn vị/phòng /ban.
    • Hỗ trợ các phòng ban, chi nhánh soạn thảo, chỉnh sửa các văn bản, giấy tờ, Hợp đồng phù hợp với luật pháp Việt Nam.
    • Cập nhật những điều luật, nghị định, thông tư ban hành mới ảnh hưởng đến pháp lý Ngân hàng, Phòng công chứng nghiệp vụ để tư vấn, hướng dẫn cho các đơn vị khi có yêu cầu.
    • Tham gia quá trình thương lượng, gặp gỡ các đối tác cùng với các phòng ban chức năng trong việc chỉnh sửa, thương thượng hợp đồng.
    • Yêu cầu:
    • Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành Luật.
    • Nắm vững các hướng dẫn, quy định và quy trình nghiệp vụ trong công tác pháp lý.
    • Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong mảng Pháp chế của ngân hàng.
    • Có chứng chỉ ngại ngữ, sử dụng thành tin học VP.
    • Có kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm, thuyết trình và soạn thảo văn bản xuất sắc.

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithuyphu vì bài viết hữu ích
    hipgov (22/09/2014)
  • #406243   12/11/2015

    Huongphamjjob
    Huongphamjjob

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin phép chủ top cho mình nhờ chút ạ.

    Mình đang cần tuyển Leader nhóm pháp chế cho 1 công ty lớn của Nhật. Mọi người tham khảo nhé,

    HN – KeangNam: Leader nhóm pháp chế

    Lương: 1000 $

    Công ty quy mô lớn, môi trường làm việc chuyên nghiệp, đãi ngộ tốt.

    Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần.

    Nội dung công việc:

    Thực hiện các thủ tục về thay đổi giấy phép đầu tư

    Soạn thảo các loại hợp đồng khung.

    Soạn thảo  các điều khoản luật trong nội bộ công ty và xác nhận tình hình chấp hành luật trong công ty

    Support các phòng ban nghiệp vụ khác về luật

    Yêu cầu:

    Tốt nghiệp đại học, ưu tiên tốt nghiệp chuyên ngành luật

    Tiếng Nhật N2 trở lên

    Tiếng anh giao tiếp

    Có từ 3 năm kinh nghiệm làm về Luật trong các công ty nước ngoài

    Các bạn quan tâm vui long gửi cv về mail Huong.pham@j-job.com.vn

    Liên hệ SĐT 04 3787 83 83 hoặc skype Huongpham.hr để biết thêm chi tiết

     
    Báo quản trị |  
  • #559779   01/10/2020

    phuoc.loki
    phuoc.loki

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2020
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


    Chào bạn! Mình đọc được bài này trên Nhân Lực Ngành Luật, bạn xem sao nhé

    Chuyên viên pháp lý là một nhân sự quan trọng trong tổ chức, đóng vai trò giải quyết các vướng mắc pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức đó

    Chuyên viên pháp lý là một cầu nối quan trọng trong đối nội

    Trong một tổ chức, mỗi bộ phận có một vai trò riêng đảm bảo cho sự vận hành cả bộ máy tổ chức một cách trơn tru, và chuyên viên pháp lý chính được ví như là dầu bôi trơn để bộ máy vận hành mà không có bất kỳ trục trặc nào.

    Những phát sinh về pháp lý trong công tác nhân sự như liên quan đến tiền công, tiền lương, làm thêm giờ, các phúc lợi xã hội liên quan tới bảo hiểm, tai nạn lao động… đây là những vấn đề mà bộ phận nhân sự thường xuyên đối mặt. Đương nhiên trách nhiệm giải quyết công việc là của Phòng Nhân sự. Tuy nhiên, với vai trò là một chuyên viên pháp lý, thì người phụ trách việc này cũng phải có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho phòng nhân sự.

    Hay như các vấn đề liên quan đến tái cơ cấu công ty, thủ tục đăng ký đầu tư, kinh doanh, thành lập mới, họp đại hội cổ đông công ty… tất cả những vấn đề này phát sinh trong quá trình mà công ty hoạt động, và nhiệm vụ giải quyết nó thuộc về chuyên viên pháp lý.

    Đối với bộ phận kế toán, chuyên viên pháp lý cũng có thể tham mưu liên quan đến các hoạt động thu hồi công nợ…

    Chuyên viên pháp lý

    Chuyên viên pháp lý là người có tiếng nói trọng lượng trong công ty

    Khi công ty ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác, chuyên viên pháp lý là người phải làm việc đầu tiên. Là người phải thẩm định tính đúng đắn, mức độ rủi ro pháp lý… để tham mưu với ban điều hành công ty.

    Khi ký một hợp đồng mua vật tư, chuyên viên pháp lý là người làm việc song song với bộ phận thu mua của công ty để đảm bảo rủi ro pháp lý ở mức thấp nhất cho doanh nghiệp.

    Khi ký một hợp đồng bán hàng, chuyên viên pháp lý cũng phải làm việc song song với bộ phận kinh doanh để đảm bảo những hợp đồng bán hàng chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro về phía mình.

    Nói tóm lại, chuyên viên pháp lý là vị trí có thể làm việc liên quan tới rất nhiều bộ phận khác trong doanh nghiệp, chính vì vậy tiếng nói của họ rất có trọng lượng.

    Chuyên viên pháp lý là người làm dâu trăm họ, dễ bị ghét, khó được yêu

    Như đã nói ở trên, là một chuyên viên pháp lý trong công ty, bạn phải làm việc với nhiều bộ phận, phòng/ban khác trong công ty. Ngoài việc là người có tiếng nói trọng lượng thì ngược lại cũng là người dễ bị… ghét nhất. Lý do đơn giản:

    - Rà soát hợp đồng mua vật tư kỹ quá, gây khó khăn cho bộ phận thu mua.

    - Rà soát hợp đồng bán hàng kỹ quá, khiến kinh doanh chậm lên đơn, ảnh hưởng doanh số

    … và nhiều lý do khác, với đặc điểm công việc của mình, một chuyên viên pháp lý phải đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý, rủi ro ở mức thấp nhất có thể, và điều đó vô tình có thể gây ảnh hưởng tiến độ công việc của những bộ phận khác trong công ty.

     

    www.NhanLucNganhLuat.vn

    Công ty TNHH Nhân Lực Ngành Luật sử dụng công nghệ cao, kiến tạo nên cơ sở dữ liệu Nhân Lực Ngành Luật lớn nhất Việt Nam, và kết nối người lao động và nhà tuyển dụng trong Ngành Luật.

    Nhà tuyển dụng có thể là:

    1/ Các Công ty Luật, Văn phòng Luật;

    2/ Các DN/Cơ quan cần nhân sự pháp lý/pháp chế,

    3/ Các DN/Cơ quan cần Thư ký/Trợ lý có kiến thức pháp luật;

    4/ Các DN/Cơ quan cần nhân viên hành chính nhân sự có kiến thức pháp luật;

    5/ Các DN/Cơ quan Ngành Luật cần nhân sự các vị trí khác như CSKH, Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán, Hành chính, Thư ký, Trợ lý,...;

    Người lao động có thể là:

    1/ Các Luật sư, luật gia;

    2/ Các chuyên viên pháp chế;

    3/ Các Cử nhân luật;

    4/ Các nhân sự CSKH, Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán, Hành chính, Thư ký, Trợ lý,... muốn làm trong DN/Cơ quan Ngành Luật.

    Nhân Lực Ngành Luật hiện có 20 nhân sự trẻ, năng động và cầu tiến, cùng toàn tâm khởi nghiệp kiến tạo ra sản phẩm phục vụ cho Ngành Luật nước nhà.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuoc.loki vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/10/2020)