Trả lời cho câu hỏi có phải ĐKKD không:
Trường hợp không phải đăng ký kinh doanh
Đối với cá nhân
a. Đối tượng
– Buôn bán rong (buôn bán dạo).
– Buôn bán vặt: mua bán vật dụng nhỏ lẻ có hay không có địa điểm cố định.
– Bán quà vặt: mua bán bánh, đồ ăn, thức uống có hay không có địa điểm cố định.
– Buôn chuyến: mua hàng hóa từ nơi khác về theo chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe,
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
– Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, quá hạt lượng điều kiện vệ sinh an toàn thực phầm, không đảm bảo chất lượng.
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
Cá nhân được phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ:
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
– Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng điều kiện vệ sinh an toàn thực phầm, không đảm bảo chất lượng.
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
Trường hợp phải đăng ký kinh doanh
Đối với cá nhân
– Không thuộc nhóm không phải đăng ký kinh doanh theo nội dung nêu trên.
Đối với hộ kinh doanh
– Sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động.
– Trường hợp sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.