Hỏi V/v Thành lập Doanh nghiệp Xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #389575 26/06/2015

    Trung_0702

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    Hỏi V/v Thành lập Doanh nghiệp Xã hội

    Kính gửi Luật sư,

    Hiện nay tôi là Giám đốc 1 tổ chức Phi chính phủ tại Nghệ An (Local NGO), Trung tâm tôi có định hướng thành lập một chi nhánh (bộ phận), tạm gọi là Doanh nghiệp xã hội, trực thuộc Trung tâm. Hoạt động của bộ phận này hướng vào ngành Xây dựng dân dụng (Thi công công trình), với mong muốn tạo việc làm cho một số nhóm đối tượng đích như: Người di cư, người sử dụng ma túy, Người có H, Người thất nghiệp... và tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động xã hội của Trung tâm bên cạnh các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Nguồn thu từ hoạt động của chi nhánh cũng là nguồn thu của Trung tâm.

    Xin Luật sư tư vấn các điều kiện để thành lập bộ phận Doanh nghiệp xã hội này? Ví dụ như vốn điều lệ, các yêu cầu về thủ tục pháp lý, Thuế hải nộp, cơ quan liên hệ...

    Xin cảm ơn Luật sư và Chúc luật sư sức khỏe, thành đạt.

    Trân trọng!

     
    76791 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Trung_0702 vì bài viết hữu ích
    quyetvietluat (09/02/2018) congtytnhhanhminhgiang (25/09/2016) mychau86 (16/07/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #389872   29/06/2015

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Chúng ta có thể hiểu điều kiện thành lập doanh nhiệp  là những yêu cầu mà pháp luật quy định phải đáp ứng để có thể thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệpdưới hình thức nào đó.

    Ở Việt Nam, mỗi loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định những điều kiệnthành lập riêng. Nhưng nhìn chung để thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp phải đáp ứng các nhóm điều kiện cơ bản sau:

    1. Điều kiện về chủ thể.

    Tổ chức cá nhân tham gia doanh nghệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp.

    2. Điều kiện về vốn.

    Vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề cần vốn pháp định thì ốn đầu tư ban đầu không thấp hơn mức vốn pháp định này.

    3. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh.

    Ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không bị pháp luật cấm kinh doanh, trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những ngành nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân), các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh), người quản lý, điều hành doanh nghiệp đối với (Công ty TNHH, công ty cổ phần) phải có chứng chỉ hành nghề.

    - Người thành lập doanh nghiệp không vi phạm khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp.

    - Tên doanh nghiệp được đặt không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã được đăng ký. Đồng thời tên doanh nghiệp phải bảo đảm ít nhất có hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

    - Có trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp

    Ngành nghề kinh doanh không thuộc  đối tượng pháp luật cấm.

    - Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về ngành nghề đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

    - Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.

    - Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh

    Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ được nộp tại Sở kế hoặc đầu tư cấp tỉnh! Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi! Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    Trung_0702 (29/06/2015) vuonglawyer (21/07/2015) bravolaw (13/11/2015) vantuyen123 (23/07/2015) hiepnt1989 (18/08/2015)
  • #404719   31/10/2015

    vanminhthinhvuong
    vanminhthinhvuong

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2015
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 7 lần


    Hiện nay đã có NĐ96 của CP mới ban hành, anh tham khảo thêm có gì cần dùng nhé.

    Phẩm chất NÔNG DÂN, Trí tuệ DOANH NHÂN...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vanminhthinhvuong vì bài viết hữu ích
    Trung_0702 (19/09/2020)
  • #406454   13/11/2015

    Bạn có thể tham khảo ở nghị định 96/2015 có quy định cụ thể về doanh nghiệp xã hội

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bravolaw vì bài viết hữu ích
    Trung_0702 (19/09/2020)
  • #410734   23/12/2015

    nguyenquoctoa
    nguyenquoctoa
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2015
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2302
    Cảm ơn: 118
    Được cảm ơn 76 lần


    Chào bạn. 

    Trước hết, bạn phải xác định loại hình doanh nghiệp xã hội bạn muốn thành lập là gì? Doanh nghiệp tư nhân, Công ty CP, Công ty TNHH hay Công ty HD, từ đó có thể xác định điều kiện hồ sơ thành lập cụ thể theo quy định. Trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định tại Khoảng 1 Điều 4 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp. Theo đó, Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

    Xem lại các quy định về thành lập doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp được quy định chi tiết tại các điều 20, 21, 22, 23 Luật Doanh nghiệp, cụ thể:

    Điều 20. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

    Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách thành viên.

    4. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.

    5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

    Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách thành viên.

    4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

    a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

    b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

    Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

    Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

    4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

    a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

    b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

    Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

    Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến thành lập, hoạt động của doanh nghiệp, bạn tham khảo thêm các quy định khác tại Luật Doanh nghiệp và các VBPL hướng dẫn luật nhé.

    Chúc bạn sớm đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội thành công, hoạt động chung tay vì sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.

    Thân ái.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenquoctoa vì bài viết hữu ích
    thanglongtabac (28/08/2018)
  • #421684   15/04/2016

    DuongNgalaw
    DuongNgalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2016
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    chào anh,  về câu hỏi của anh tôi xin có ý kiến như sau:

    thứ nhất, về điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hộ: Theo qui định tại điều 10 về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội luật doanh nghiệp năm 2014 thì :

    Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

    1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

    a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

    b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

    c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

    2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;

    b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

    c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

    d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

    đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

    3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Thứ hai: về thủ tục thành lập doanh nghiệp: thủ tục thành lập doanh nghpeej được thành lập theo qui định tại điều 4, nghị định 96/2015 về qui định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp:

    Điều 4: đăng kí doanh nghiệp xã hội

    1. doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng kí theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại doanh nghiệp theo qui định tại luật doanh nghiệp.

    2. tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo qui định tại các điều 38,39,40 và 42 luật doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ "xã hội" vào tên riêng của doanh nghiệp.

    thứ 3:  về vấn đề vốn điều lệ, các yêu cầu về thủ tục pháp lý thì tùy theo loại hình công ty mà anh đăng kí thành lập: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần... mà anh có thể tiến hành theo qui định của luật doanh nghiệp 2014.

    trên đây là ý kiến của cá nhân tôi, hi vọng có thể giúp ích cho anh.

    Dương Nga

     

     

     

    Ms. Dương Nga

    M: 0985808957 – E: Duongngalaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #422512   23/04/2016

    vothephuong
    vothephuong

    Mầm

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2010
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Về kinh doanh có điều kiện

    Xin LS giúp tư vấn về pháp luật việc kinh doanh có điều kiện nêu trong phụ lục 4 của luật đầu tư 2014 về việc kinh doanh vàng vì theo theo phụ lục này thì viec mua bán vàng trang sức không thuộc diện phải có điều kiện trong khi nghị định 24/2012 qui định phải là loại hình doanh nghiệp mới được kinh doanh "mua bán vàng trang sức" vậy quy định của nghị định 24/2016 có còn hiệu luật bắt buộc phải là DN mới được mua bán vàng trang sức mỷ nghệ nửa không? Mong quý luật sư giúp tư vấn, cám ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #422663   25/04/2016

    lamsonlawyer
    lamsonlawyer
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2012
    Tổng số bài viết (894)
    Số điểm: 5515
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 435 lần


    Chào bạn, liên quan đến vấn đề bạn hỏi, Luật sư trả lời như sau:

    Theo phụ lục 4 Luật đầu tư 2014 thì 3 ngành nghề kinh doanh liên quan đến vàng, trang sức sau là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

    262

    Kinh doanh mua, bán vàng miếng

    263

    Sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng

    264

    Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

    Khoản 6,7 điều 4 Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng:

    6. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

    7. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.”

    Như vậy, kinh doanh mua bán vàng, trang sức mỹ nghệ không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chỉ cần đáp ứng quy định điều 8 Nghị định này:

    Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.”

    Vậy, để hoạt động kinh doanh mua bán vàng, trang sức mỹ nghệ thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp, không được kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Nếu kinh doanh mua bán vàng miếng thì ngoài việc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp còn phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư dựa trên những thông tin bạn cung cấp.

    Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, bạn vui lòng liên hệ với LS hoặc công ty Luật thành đô để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

       Điện thoại: 04 66806683/ 0982976486

       Email: Luatthanhdo@gmail.com

    Luật sư Nguyễn Lâm Sơn

    Hotline: 0919 089 888

    CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

    Điện thoại: 024 3789 8686

    Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 1958

    Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

    Website: http://luatthanhdo.com - http://luatthanhdo.com.vn

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:

    1. Tư vấn các vấn đề pháp lý: Đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở, tài chính, kế toán, hôn nhân gia đình, thừa kế…;

    2. Tham gia tranh tụng;

    3. Đại diện ngoài tố tụng;

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ:

    Thông qua địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn, Website: www.luatthanhdo.com - www.luatthanhdo.com.vn hoặc tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900 1958

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamsonlawyer vì bài viết hữu ích
    chuasaychuavekt32b (09/05/2016) thanglongtabac (28/08/2018)
  • #433138   10/08/2016

    buiminhtri_1989
    buiminhtri_1989

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2016
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Đăng ký doanh nghiệp xã hội

     

     

    Cơ bản có thể trả lời với anh như sau:

     

    Tên doanh nghiệp xã hội:

    - Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.

    Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp:

    Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động.

    một vài ý chia sẽ

     
    Báo quản trị |  
  • #435622   10/09/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


     Về câu hỏi của bạn bộ phận tư vấn công ty Ltđ kingdom xin tư vấn như sau: 

          Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

    • Là doanh nghiệp được được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp 

    • Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

    • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.  

     Bạn phải đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội của mình dưới một trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 

     Hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

    - Hồ sơ theo quy định của pháp luật

    - Phương án kinh doanh 

    - Cam kết đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội 

    Sau đó, bạn mang hồ sơ đến sở kế hoạch và đầu tư tỉnh và thành phố nơi bạn muốn thành lập doanh nghiệp để đăng ký.

     
    Báo quản trị |  
  • #436803   25/09/2016

    Trung_0702 viết:

    Kính gửi Luật sư,

    Hiện nay tôi là Giám đốc 1 tổ chức Phi chính phủ tại Nghệ An (Local NGO), Trung tâm tôi có định hướng thành lập một chi nhánh (bộ phận), tạm gọi là Doanh nghiệp xã hội, trực thuộc Trung tâm. Hoạt động của bộ phận này hướng vào ngành Xây dựng dân dụng (Thi công công trình), với mong muốn tạo việc làm cho một số nhóm đối tượng đích như: Người di cư, người sử dụng ma túy, Người có H, Người thất nghiệp... và tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động xã hội của Trung tâm bên cạnh các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Nguồn thu từ hoạt động của chi nhánh cũng là nguồn thu của Trung tâm.

    Xin Luật sư tư vấn các điều kiện để thành lập bộ phận Doanh nghiệp xã hội này? Ví dụ như vốn điều lệ, các yêu cầu về thủ tục pháp lý, Thuế hải nộp, cơ quan liên hệ...

    Xin cảm ơn Luật sư và Chúc luật sư sức khỏe, thành đạt.

    Trân trọng!

     

    Những điều anh hỏi cũng là những điều ben em quan tâm, cảm ơn anh.

    Anh cho em Xin được kết bạn với anh để được học tập thêm ạ.

    Nếu anh có mail hoặc số điện thoại thì tốt quá, vì mục đích phát triển xã hội em đang rất cần.

    Mail của em: tinthanh@outlook.com  ; di dộng:  098 113 8839 và 091 827 2796

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #472041   24/10/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Chào bạn!

    Mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Trước hết, bạn cần phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bạn có quyền chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục đích của mình và có thể bổ sung cụm từ "xã hội" vào tên của doanh nghiệp. Các lưu ý và thủ tục đăng ký cụ thể bạn xem ở link bên dưới theo từng loại hình nhé:

    - Công ty cổ phần  

    - Công ty TNHH một thành viên

    - Công ty TNHH hai thành viên trở lên

    - Công ty hợp doanh

    - Doanh nghiệp tư nhân

    Hiện nay, trừ khi bạn đăng ký hoạt động trong ngành nghề mà pháp luật đòi hỏi phải có vốn pháp định (bạn tra cứu tại đây nhé), thì việc thành lập doanh nghiệp xã hội không đòi hỏi điều kiện về mức vốn điều lệ.

    Bên cạnh việc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp như trên, bạn còn phải thực hiện Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (theo Biểu mẫu 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp), trong đó thể hiện rõ mục đích hoạt động của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; đồng thời cam kết sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của DN để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

    Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về ưu đãi, quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp xã hội tại đây.

     
    Báo quản trị |  
  • #515226   12/03/2019

    hoainguye18
    hoainguye18

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2019
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn! 

    Về Doanh nghiệp xã hội, bạn có thể tham khảo quy định cụ thể tại Luật Doanh Nghiệp 2014 như tại Điều 11

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoainguye18 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com