Hội thẩm nhân dân!

Chủ đề   RSS   
  • #112999 24/06/2011

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Hội thẩm nhân dân!

    Chào mọi người,
        Hôm nay, mình nghe tin có ông tiến sĩ nọ, được cử làm hội thẩm nhân để tham gia xét xử án ở tòa án, tự nhiên thấy "choáng". Dù tiến sĩ  thì cũng giỏi thật nhưng mà kiến thức nền pháp luật không có, thử hỏi làm sao mà lên đó ngồi xét xử được chứ. Chắc chỉ gật theo thẩm phán thui. Đúng là...không thể hiểu nổi. Những người cử người đó làm hội thẩm nghĩ gì khi cử một người như vậy ngồi ở hội đồng xét xử nhỉ. Người được cử đó nghĩ gì khi nhận nhiệm vụ được nhà nước giao phó nhỉ? 
        Mình nhớ có đọc một bài báo, cũng chẳng nhớ là của ai, nói về một số người trong làng giải trí. Bài báo đại khái nói rằng một số người hình như chẳng có lòng tự trọng khi cứ tự nhiên (và rất tự tin) xuất hiện ở bất cứ hội đồng giám khảo nào của các cuộc thi trong làng giải trí và cứ chấm điểm loạn xạ. Trong lĩnh vực giải trí mà người ta đã lên án như vậy rồi. Huống hồ trong lĩnh vực pháp luật, khi một quyết định của mình có thể ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh và quyền lợi của một con người???
        Thiết nghĩ, ngoài cái tiêu chuẩn chung chung đối với hội thẩm là "có kiến thức pháp lý" thì luật nước ta cũng cần phải cụ thể hóa tiêu chuẩn này ra chứ cứ để vậy nghe chừng không ổn, bà con nhỉ???

    CV

     
    12270 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #116689   10/07/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Cái này thì em cúng được thầy cô kể qua rồi và đọc nhiều bài báo thì thật sự mà nói phần lớn Hội Thẩm Nhân Dân không những chưa phát huy được vai trò của mình mà ngược lại còn có thể làm cho kết quả của một phiên tòa thiếu đi sự  chính xác.Một Hội Thẩm được mời mà lại không biết gì về luật thì thử hỏi ông ta sẽ nói gì, làm gì và quyết định như thế nào đây. Em Được biết mấy vụ án mà thầy cô kể lại rằng mấy ông hội thẩm chẳng biết cái gì, lên ngồi đó cho có đủ bộ phận, đủ hình thức thôi chứ thẩm phán nói gì chỉ biết gật đầu thôi...
    Theo em nghĩ cần phải có quy định về việc mời Hội Thẩm tham gia phiên tòa sao cho có kiến thức pháp luật, chứ không cần bằng cấp cao đâu...Có như vậy sẽ làm cho kết quả phiên tòa tốt hơn.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BeToan89 vì bài viết hữu ích
    chaulevan (11/07/2011)
  • #116823   11/07/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thứ Sáu, 08/07/2011, 08:30 (GMT+7)

    Bút ký hội thẩm

    Vụ án nghiêm trọng và bản án treo

    TT - Trong quá trình làm hội thẩm nhân dân, có một vụ án tôi luôn nhớ đến, đó là vụ gây rối trật tự công cộng xảy ra tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Đề Thám (Q.1, TP.HCM) vào đêm 21-3-2005.

    Theo cáo trạng, vụ án bắt nguồn từ việc Đỗ Quang Toàn chạy xe máy vượt đèn đỏ tại ngã tư trên và bị cảnh sát giao thông (CSGT) thổi phạt. Toàn không chấp hành yêu cầu của CSGT, kéo ngã xe, giật đứt bảng tên của một chiến sĩ CSGT và la lên “công an đánh người”.

    Nhiều người đi đường do hiếu kỳ đã dừng lại xem. Một số phần tử quá khích đã hùa theo đập phá, đốt xe công an, ném đá vào trụ sở Đội CSGT số 1 (đường Nguyễn Khắc Nhu, Q.1)... gây náo loạn.

    Đến gần 5g sáng hôm sau lực lượng chức năng mới giải tán được đám đông. Hai chiếc ôtô đặc chủng của lực lượng công an có giá trị hơn 200 triệu đồng và nhiều trang thiết bị khác bị phá hủy. Tổng cộng bảy người liên quan đến vụ việc bị bắt.

    Chỉ thị: phải xử nghiêm

    #ff0000;">Vụ án được xác định là đặc biệt nghiêm trọng, lại xảy ra vào thời điểm trước dịp lễ kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30-4 và Ngày quốc tế lao động 1-5 nên chúng tôi nhận được chỉ đạo: phải đưa ra xét xử trước lễ 30-4 và phải xử thật nghiêm khắc để răn đe.

    Một tháng sau, ngày 22-4, vụ án được TAND Q.1 xét xử lưu động tại Trung tâm hưu trí Q.1 (đường Nguyễn Đình Chiểu). Hai kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử (những vụ án khác thông thường chỉ có một kiểm sát viên).

    Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm ba người: một vị nữ thẩm phán làm chủ tọa, một hội thẩm nhân dân trước đây công tác trong ngành giáo dục và tôi. Phiên tòa này còn có sự tham gia, theo dõi của hầu hết lãnh đạo các cơ quan tố tụng của Q.1 cũng như của thành phố.

    Đọc hồ sơ vụ án, tôi nhận thấy bảy bị cáo không hề có sự chuẩn bị, bàn bạc từ trước mà chỉ là hành động tự phát, quá khích. Do vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một vụ án do sự quá khích của một số người chứ không liên quan đến chính trị.

    Trong số các bị cáo có Đ. là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học, nhân thân rất tốt, kết quả học tập tốt. Đ. không trực tiếp thực hiện việc gây rối, đập phá mà chỉ tham gia vào vụ án một cách thụ động do sự lôi kéo của bị cáo khác. Tôi nghĩ nếu thật sự như vậy, Đ. hoàn toàn có thể được hưởng mức án treo để tiếp tục việc học. Do vậy, tôi quyết định sẽ làm rõ thêm các tình tiết liên quan tại phiên tòa.

    Trả lời thẩm vấn, bị cáo H.A. và Đ. cùng khai nhận chính H.A. là người yêu cầu Đ. chở đi mua xăng. Lúc đó Đ. không đồng ý và can ngăn. Tuy nhiên, H.A. nói rằng mình làm mình chịu, không liên quan gì đến Đ. nên Đ. mới chịu chở đi.

    Đại diện viện kiểm sát đã đề nghị tuyên phạt Đ. mức án từ 2-3 năm tù, H.A. từ 1 năm 6 tháng đến 2 năm tù (do chưa thành niên). Năm bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 4-6 năm tù.

    Giáo dục ngoài đời vẫn hơn

    Vào nghị án, tôi đưa ra quan điểm nên cho bị cáo Đ. được hưởng án treo. Ban đầu không ai trong HĐXX đồng ý vì cho rằng đây là án điểm, được xử lưu động, nếu cho Đ. hưởng án treo sẽ không đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung. Tôi phân tích mức án dành cho Đ. không quá 3 năm tù, bị cáo phạm tội do nông nổi, bị lôi kéo. Cạnh đó, Đ. có nhân thân tốt và đang là sinh viên đại học nên không cần cách ly ra khỏi xã hội vẫn có thể giáo dục, cải tạo được.

    Sau một lúc suy nghĩ, vị hội thẩm kia đã đồng tình với quan điểm của tôi. Và tôi cũng chỉ cần có thế. Bởi HĐXX quyết định theo đa số, tôi với vị hội thẩm kia là hai ý kiến là đa số rồi.

    Hơn 18g mới tuyên án nhưng hội trường vẫn chật cứng người tham dự. Năm bị cáo lần lượt nhận mức án từ 4 năm đến 4 năm 6 tháng tù. H.A. nhận mức án 1 năm 6 tháng tù.

    Riêng Đ., vị chủ tọa để dành tuyên cuối cùng.

    Cả Đ. lẫn mẹ của Đ. đều nghĩ rằng Đ. sẽ phải vào tù, nên khi nghe HĐXX tuyên phạt 2 năm tù và cho hưởng án treo, Đ. đã quỳ xuống trước vành móng ngựa, hai tay chắp lại, lạy lia lịa HĐXX, rồi quay ra lạy bốn phía. Cũng xúc động như Đ., mẹ của Đ. chỉ kịp hét to một tiếng rồi ngã ra ngất xỉu.

    Nhiều người tham dự phiên tòa đã đồng loạt vỗ tay hoan hô cứ như nơi đây chưa hề có giây phút nghiêm trang, lặng ngắt trước đó.

    Quay sang nhìn hai hội thẩm, vị nữ thẩm phán cười nói: “Các thầy vẫn là người thương học trò”. Tôi đáp lại: “Giáo dục trong trường đại học vẫn tốt hơn giáo dục trong tù chứ chị”.

    Bản án này chứng tỏ sự thuyết phục vì đã không bị kháng cáo, kháng nghị.

    TS NGUYỄN DUY HƯNG
    (nguyên trưởng bộ môn tố tụng hình sự ĐH Luật TP.HCM, Hội thẩm nhân dân Q.1, TP.HCM) kể

    DŨNG MINH ghi

    Cái đoạn màu đỏ !?

    Đành rằng biết là khi xét xử thì nhiều khi vẫn nhận được sự chỉ đạo ngầm nào đó từ nhiều phía, nhưng mà không ai nói ra thì cũng chả ai biết là có sự vi phạm pháp luật xảy ra. Đằng này vị hội thẩm này vừa là tiến sỹ, lại từng là nguyên trưởng bộ môn TTHS của ĐH Luật TPHCM mà lại phát biểu như thế (nhận được sự chỉ đạo và tất nhiên là làm theo chỉ đạo), hóa ra Điều 130 Hiến pháp, Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 5 Luật Tổ chức tòa án, Điều 3 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Và Khoản 3 Điều 222 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà” là để cho có à !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    chaulevan (11/07/2011)
  • #116841   11/07/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào #f79646;">boyluat,
        Chị có ý kiến thế này, việc chỉ đạo xét xử và yêu cầu xét xử nghiêm thực ra không có gì trái với cac nguyên tắc xét xử mà em nói ở trên. Nó đúng với tinh thần pháp chế đó chứ. Chị nghĩ sự chỉ đạo như vậy chẳng qua một hoạt động thể hiện việc giám sát hoạt động xét xử của tòa án. Sự chỉ đạo này đôi khi không chỉ là nói miệng và có văn bản, giấy tờ hẳn hoi ý.  Theo chị hiểu, có thể không đầy đủ lắm, nhưng nguyên tắc "Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" có nghĩa là họ phải độc lập và tuân theo pháp luật trong quy trình tố tụng, trong việc xem xét và đánh giá chứng cứ, trong việc tuyên án, do vậy mặc dù có sự chỉ đạo như vậy nhưng nếu Thẩm phán và Hội thẩm vẫn độc lập trong việc xem xét đánh giá chứng cư, đánh giá tình tiết vụ án và tuyên án thì không sao cả. 
        Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở chỗ sự chỉ đạo miệng theo chiều hướng ngược lại, tức là yêu cầu HĐXX xử nhẹ thôi và các thành viên của HĐXX thì lại nể mặt anh Hai, anh Ba ... nên cứ xử nhẹ cho đẹp lòng anh Hai, anh Ba. Hoặc HĐXX đôi khi vì những lý do không được trình bày tại tòa mà lại xử nhẹ không đúng với tinh thần của pháp chế mới là điều đáng bàn em ạ.

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    boyluat (11/07/2011)
  • #116850   11/07/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em thì lại có quan điểm khác chị. Nếu để đúng theo tinh thần của nguyên tắc pháp chế thì luật pháp phải là tối thượng, luật đã quy định như thế nào thì tất các các bên đều phải chấp hành, kể cả HĐXX hay các vị nào đó. Cho dù HĐXX vẫn làm đúng pháp luật, nhưng có tồn tại sự chỉ đạo trong công tác xét xử là vụ việc không thể hoàn toàn khách quan được. Có mấy ai làm việc mà dám bỏ qua hoàn toàn yêu cầu của cấp trên mà chỉ làm theo ý của mình đây.

    Giả sử có sự chỉ đạo, thì cũng chỉ được phép chỉ đạo làm sao cho việc xét xử đúng tiến độ, khách quan, đảm bảo công bằng và việc thực thi pháp luật được chấp hành đúng đắn.... chứ không thể tác động đến mức án được.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #116873   11/07/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Ở trên họ có nói đến việc tuyên phạt bao nhiêu đâu, họ chỉ yêu cầu phải xử lý thật nghiêm khắc chứ có nói là xử bao nhiêu đâu? Nếu có chỉ đạo như vậy thì HĐ XX cũng chỉ căn cứ trên pháp luật mà xử lý chứ không thể lấy đó làm căn cứ để xử lý được mà. Chị nghĩ đó chẳng qua là một cách viết mà thôi. Người được chỉ đạo phải hiểu rằng đối với vụ án như vậy thì phải làm nghiêm túc, chặt chẽ, đúng pháp luật, đúng tội chứ.  
    Hơn nữa, em quên mất một điều rằng trong một tổ chức thì có chủ thể quản lý và người bị quản lý, người quản lý bao giờ cũng có quyền đưa ra những mệnh lệnh nhất định và buộc đối tượng quản lý phải thi hành mệnh lệnh đó theo những nguyên tắc nhất định. Thẩm phán cũng là người nằm trong tổ chức, do vậy, có sự chỉ đạo từ tổ chức là điều đương nhiên. Chỉ có điều là sự chỉ đạo này đến đâu, có nằm trong sự cho phép của pháp luật hay không mới là điều đáng bàn. Về nguyên tắc kể cả chủ thể chỉ đạo và người bị chỉ đạo chỉ được chỉ đạo cũng như tuân thủ chỉ đạo đó trong phạm vi và giới hạn mà pháp luật quy định thôi em ạ.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #116938   11/07/2011

    vitbeo1974
    vitbeo1974

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình đồng ý với ý kiến của bạn chaulevan, họ chỉ đạo xử lý nghiêm chứ không can thiệp vào mức án cụ thể nên hoàn toàn không làm mất đi tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và HTND khi xét xử.
    Còn kiến thức pháp luật của HTND thì vẫn được coi là câu chuyện dài tập từ trước đến nay rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #117046   12/07/2011

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Đồng ý với chaulevan!
    Thực ra cái mà boyluat gọi là "chỉ thị ngầm" chỉ là nhằm phục vụ mục đích đảm bảo an ninh chính trị địa phương do Đảng uỷ, HĐND, UBND đề xuất.
    Việc xử lý nghiêm minh chính là việc đưa vụ án xét xử lưu động nhằm thực hiện công tác chính trị địa phương, đồng thời thực hiện chức năng phòng ngừa tội phạm và giáo dục phổ biến pháp luật tới người dân.
     
    Báo quản trị |  
  • #561696   31/10/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Hội thẩm Nhân dân là một cơ chế xét xử phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn xuất hiện tại các Quốc gia theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa, theo đó nó hoạt động giống cơ chế Bồi thẩm đoàn ở các Quốc giaa theo hệ thống Thông Luật từng bước nên bồi đưỡng kỹ năng xét xử cũng như kiến thức pháp lý cho Hội thẩm nhân dân

     
    Báo quản trị |  
  • #561854   31/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Đôi lúc mình thấy hội thẩm nhân dân trên thực tế thì vẫn chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Thiết nghĩ về quyền của hội thẩm nhân dân cũng kha khá quyền. vậy mà khi khi áp dụng vào thực tiễn thì chưa thấy rõ về quyền cũng như nhiệm vụ của hội thẩm nhân dân

     
    Báo quản trị |