hội thẩm không có mặt trong phiên tòa xét xử phúc thẩm tòa tối cao?

Chủ đề   RSS   
  • #323995 20/05/2014

    hội thẩm không có mặt trong phiên tòa xét xử phúc thẩm tòa tối cao?

    theo hướng dẫn của giáo viên, em được biết hội đồng xét xử không có mặt trong phiên tòa xét xử phúc thẩm của tòa tối cao. Tuy nhiên em không tìm thấy cơ sở pháp lý và lý do việc vắng mặt. Có thể do lỗ hỏng kiến thức nặng. Hy vọng các anh/chị giúp em giải đáp

     
    26041 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn heomap211289 vì bài viết hữu ích
    hangxiu108@gmail.com (14/01/2018) lethithithi (01/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #324021   20/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Nếu không có HĐXX tại tại phiên tòa xét xử phúc thẩm thì ai sẽ tiến hành xét xử ?

    Có thể bạn đã nghe và ghi chép nhầm rồi.

    Đối với việc phúc thẩm các quyết định (đình chỉ, tạm đình chỉ) thì có thể không có mặt các đương sự, những người tham gia tố tụng khác.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 20/05/2014 08:42:30 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hangxiu108@gmail.com (14/01/2018)
  • #324034   20/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Phải chăng bạn  viết nhầm "Hội thẩm nhan dân" thành "Hội đồng xét xử"?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    Ls.NguyenHuyLong (21/05/2014)
  • #324100   20/05/2014

    chính xác, e viết trên tiêu đề đúng mà phía dưới lại sai, không có hội thẩm nhân dân ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #324195   20/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Ví dụ như luật tố tụng dân sự :

    Điều 52. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

    Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.

    Điều 53. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

    Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán.

    Như vậy thì theo luật tố tụng (hành chính, hình sự, dân sư) thì Hội Thẩm ND chỉ tham gia xét xử sơ thẩm.  Ở Phúc thẩm thì chỉ có thẩm phán trong HĐXX.

     
    Báo quản trị |  
  • #324256   21/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Theo quy định của BLTTDS (Điều 53), Luật tố tụng hành chính (Điều 192) thì thành phần của Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ gồm ba Thẩm phán, không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân.

    BLTTHS (Điều 244) cũng quy định thành phần của Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán. Tuy nhiên còn có thêm quy định khác so với BLTTDS, Luật TTHC là trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm.

    Như vậy trong tố tụng hình sự, sẽ có những trường hợp có sự tham gia của Hội thẩm khi xét xử phúc thẩm.

    Tuy nhiên đúng như bạn  thắc mắc ở trên, Hội thẩm chỉ xuất hiện trong các phiên xử phúc thẩm hình sự mà Tòa án cấp tỉnh và Tòa án quân sự quân khu thực hiện. Còn phiên xử phúc thẩm hình sự của Tòa án tối cao và Tòa án quân sự trung ương thì không có bất cứ trường hợp nào có sự xuất hiện của Hội thẩm. Bởi vì theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì chỉ có Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có Hội thẩm nhân dân, tương tự thì chỉ Tòa án quân sự khu vực và Tòa án quân sự quân khu mới có Hội thẩm quân nhân. Còn ở Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ương không có Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân.

    Đó chính là cơ sở pháp lý mà bạn cần tìm.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    heomap211289 (22/05/2014) hungmaiusa (21/05/2014) hangxiu108@gmail.com (14/01/2018)
  • #324298   21/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn BachThanhDC.

    Như vậy là trong tố tụng hình sự, HTND có thể được tham dự HĐXX Phúc Thẩm.

    thực tế thì "trong trường hợp cần thiết" là trường hợp như thế nào ?

     
    Báo quản trị |  
  • #324312   21/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn hungmaiusa!

    Hiện nay ngành Tòa án chưa có văn bản chính thức hướng dẫn cụ thể những trường hợp nào được coi là cần thiết để thành lập HĐXX phúc thẩm có hai Hội thẩm. Mà chỉ có một hướng dẫn không chính thức tại Sổ tay Thẩm phán năm 2009, có nội dung như sau:

    "Về nguyên tắc chung HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Thực tiễn xét xử phúc thẩm trong những năm qua cho thấy, trong các trường hợp thì HĐXX phúc thẩm chỉ gồm ba Thẩm phán. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, xét thấy vụ án phức tạp hoặc vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội cần có thêm ý kiến của Hội thẩm thì báo cáo Chánh án hoặc người được Chánh án uỷ quyền quyết định thành lập HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và hai Hội thẩm".

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (21/05/2014) Anlhk33-DLU (22/04/2015) vietlaw94 (28/09/2014)