Chào bạn, Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp, tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau:
Thứ nhất, Thủ quỹ là người được công ty giao cho trách nhiệm là trực tiếp nắm giữ quỹ tiền mặt và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những mất mát xảy ra và bồi thường những mất mát này.
Điều 4 Bộ luật lao động quy định: “Chế độ lao động đối với công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số uy định trong Bộ luật này”
Đối chiếu với quy định của Bộ luật lao động 2012,nếu là nhân viên trường tư hoặc công chức, viên chức của trường công thì trong trường hợp này bạn đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động 2012 vì trường học là một tổ chức chính trị - xã hội độc lập về quản lý tài chính. Bạn là thủ quỹ của trường học, nhà trường đã giao cho bạn quản lý quỹ tiền thì bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với số tiền đó. Việc bạn làm mất 50 triệu của trường học do không quản lý tốt thì bạn phải bồi thường thiệt hại cho cơ quan theo quy định tại Khoản 2 điều 130 Bộ luật lao động 2012 quy định rõ : "Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường;…”
Về trình tự, thủ tục xử lí bồi thường thiệt hại: (Điều 131 Bộ luật lao động 2012)
"a, Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b, Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c, Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d, Việc xử lý phải được lập thành biên bản.
– Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a, Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b, Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c, Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d, Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
– Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình."
Nguyên tắc xử lý bồi thường thiệt hại:
Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động (khoản 1 Điều 131 Bộ luật lao động 2012).
Như vậy đối với trường hợp của bạn, các bên phải xem xét mức độ thiệt hại, mức độ lỗi, hoàn cảnh nhân thân, gia đình,.. để làm rõ trách nhiệm của mỗi bên và đưa ra phương án giải quyết cụ thể.
Thứ hai, Trong trường hợp này, hiệu trưởng nhà trường không có trách nhiệm gì với số tiền bị mất này. Vì hiệu trưởng không có trách nhiệm quản lỹ quỹ tiền của nhà trường mà trách nhiệm quản lỹ quỹ tiền này đã được nhà trường giao cho bạn rồi.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp của tôi, nếu còn gì thắc mắc bạn vui lòng liên hệ :
Chuyên viên tư vấn : Nguyễn Thị Liên
Cập nhật bởi clevietkimlaw2 ngày 06/01/2017 09:03:01 SA
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM
M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com
Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.