Hỏi ai vi phạm pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #203207 24/07/2012

    anretri

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi ai vi phạm pháp luật

    Nhờ mọi người giải dùm bài tập về pháp luật này , vì mình không phải là sinh viên luật nên không biết làm như thế nào:

    Do biết rằng anhA và chiB thường rủ nhau ra gốc cây nhà ông C tâm sự , emD 13 tuổi quyết định rình xem hai anh chị nói chuyện gì mà lâu thế . Tối hôm đó emD trèo lên cây trước khi anh A va chị B đến , đây là 1 cây rất to nằm trong vườn ông C ( không có bờ rào). Đêm ông C không ngủ được ra vườn thì thấy bóng người trên cây , ông vớ cục đất nhỏ ném lên cây trúng emD , do bị ném bất ngờ em D rơi xuống trúng đầu anh A , làm anhA cắn đứt lưỡi chị B làm chị B chết . EmD rơi xuống đất gãy tay . Hỏi anhA , emD , ông C ai là người vi phạm pháp luật . Anh A có phạm tội vô ý làm chết người không? còn ông C có phạm tội làm người khác bị thương không?

    Ai giải được bài tập này thì mình xin cám ơn nha

    Cập nhật bởi anretri ngày 25/07/2012 11:45:53 SA
     
    10454 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #203213   24/07/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    Bài tập này khá hay, nhưng có lẽ cũng nhiều người biết đến. Tuy nhiên, câu hỏi trên chưa được cuốn hút và trọng tâm cho lắm, bạn vui lòng đặt lại câu hỏi nhé! (Chẳng hạn như: A, C và D thì ai là người phạm tội? Phạm tội gì? Theo bạn thì anh B phạm Tội giết người đúng không?....) Như vậy chủ đề sẽ được đánh giá cao, được mọi người quan tâm hơn.

    Chúc bạn vui vẻ!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    anretri (25/07/2012)
  • #203327   25/07/2012

    anretri
    anretri

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn bạn đã góp ý . Mình đã sữa lại cho hay hơn rồi

     
    Báo quản trị |  
  • #203482   25/07/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Tình huống trên khá thú vị các bạn sinh viên ạ, các bạn xem trường hợp trên thì ta giải quyết như thế nào cho hợp lý.:~

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #203484   25/07/2012

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    tình huống này rất đơn giản, bạn chỉ cần nắm kiến thức cơ bản là có thề phân tích được. tôi chỉ phân tích sơ lược.

    để xác định một hành vi có tội hay không và định tội danh thì hành vi của người phạm tội phải thỏa các mặt về

    khách thể, chủ thể, khách quan và chủ quan.

    tôi xin phân tích mặt chủ quan vì hành vi của những nhân vật trên để thấy ho không hề phạm tội

    mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các yếu tố lỗi, động cơ và mục đích. lỗi là yếu tố bắc buộc nhưng động cơ và mục đích không là yếu tố bắc buộc trong một số cấu thành tội phạm.

    lỗi được định nghĩa là trạng thái tâm lý của người phạm tội khi thực hiện tội phạm.

    lỗi được chia thành cố ý và vô ý. trong cố ý có cố ý trực tiếp và cố ý trực tiếp. trong vô ý có vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả.

    trìch blhsvn

    "Điều 9. Cố ý phạm tội

    Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

    1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

    2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

    Điều 10. Vô ý phạm tội

    Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

    1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

    2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó."

    tứ đó ta thấy rõ không ai trong trường hợp này có lỗi nên họ không hề phạm tội

    còn 1 biện luận sắc bén hơn để bảo vệ cho anh A là chế định sự kiện bất ngờ qui định tại điều 11 như sau:

    Điều 11. Sự kiện bất ngờ

    Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    mong sẽ giúp ích được bạn!!!!!:'(

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn h2c_2310 vì bài viết hữu ích
    anretri (26/07/2012)
  • #203489   25/07/2012

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    bài tập này hay thật!

    Theo tôi cần xác định lỗi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là vấn đề then chốt trong trường hợp này.

    anh B không có lỗi do không thể lường trước được việc đang hôn thì bị thiên thạch rơi trúng đầu làm chết người...

    ông C có lỗi vì thấy có bóng người trên cây và cố ý dùng đất ném lên... tuy nhiên lỗi ông C là lỗi Vô ý do cẩu thả, thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng tin rằng D sẽ ko bị rơi...và hậu quả: D bị gãy tay (chỉ như vậy thì thương tích có lẽ dưới 31%) chưa đủ định lượng cho tội Vô ý gây thương tích ... Đ108; 

    Ông C ko thấy người dưới bóng cây nhưng có thể và có trách nhiệm phải thấy trước có khả năng gây chết người nếu làm người trên cây bị rơi xuống đất, hy hữu trong trường hợp này người chết ko phải là D mà là chị A, nguyên nhân do tác động cơ học từ C->D ->B làm B cắn đứt lưỡi A. Như vậy C buộc phải thấy trước hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của  người khác và thực tế hậu quả chết người đã xảy ra. C phạm tội vô ý làm chết người.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duyhieunt vì bài viết hữu ích
    anretri (26/07/2012)
  • #204066   28/07/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    duyhieunt viết:

    ông C có lỗi vì thấy có bóng người trên cây và cố ý dùng đất ném lên... tuy nhiên lỗi ông C là lỗi Vô ý do cẩu thả, thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng tin rằng D sẽ ko bị rơi...và hậu quả: D bị gãy tay (chỉ như vậy thì thương tích có lẽ dưới 31%) chưa đủ định lượng cho tội Vô ý gây thương tích ... Đ108; 

     

    chào duyhieunt, hình như bạn có chút nhầm lẫn, nếu ông C thấy trước hậu quả nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra thì đâu phải là lỗi vô ý do cẩu thả đúng không bạn?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huyet_cong_tu vì bài viết hữu ích
    duyhieunt (29/07/2012)
  • #203650   26/07/2012

    anretri
    anretri

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Chà , mình thấy ai giải thích cũng có lý lẽ đúng hết . Lúc đầu mình suy nghĩ như vậy , anh A thì không có lỗi trong việc làm cho chị B chết , vì sự việc xảy ra bất ngờ không thể biết trước được . Nhưng ông C thì lại vi phạm pháp luật , vì là cây nhà mình vườn nhà mình nên ông nghĩ ông được làm như vậy , thay vào đó ông C có thể la lên " Ai đó" hay là " có trộm " . Hậu quả là có một người gãy tay và một người chết . Nhưng mình chỉ nghĩ là ông C phạm tội " Cố ý gây thương tích " . Cố ý chứ không phải là vô ý . Vì ông cố tình ném vào người ở trên cây mà. Chỉ 1 tội đó thôi, nhưng sau khi đọc bài của mọi người khiến cho mình phân vân quá, phải làm sao bây giờ ta

     
    Báo quản trị |  
  • #203941   27/07/2012

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    tuy là bất đồng quan điểm nhưng tôi vẫn nghiêng về cách lý giải của duyhieunt.

    nếu định tội danh là "cố ý gây thương tích" thì đồng nghĩa bạn thừa nhận lỗi trong trường hợp này là cố ý trực tiếp, ý muốn gây thương tích nhưng hậu quả ngoài ý muốn là chết người xảy ra.

    cố ý trực tiếp là việc người phạm tội nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, nhận thừc được hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra. tất nhiên điều kiện cố ý trực tiếp là người phạm tội phải xác định được đối tượng của mình, chuẩn bị công cụ phạm tội, tạo điều kiện tốt nhất có thể để thực hiện tội phạm.

    từ định nghĩa trên về cố ý trực tiếp thì ông c phải xác định đối tượng để thực hiện hành vi cố ý gây thương tích của mình đó là d nhưng ở đây d không có thương tích cần thiết đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự còn việc hành vi của c làm a chết càng không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người được qui định tại khỏan 4 điều 104 blhs bởi a không phải là đối tượng tác động của c.

    nên tôi thấy việc định tội danh ở đây là vô ý làm chết người sẽ thuyết phục hơn!!!

    chút ý kiến mong được đóng góp!!!!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn h2c_2310 vì bài viết hữu ích
    anretri (28/07/2012)
  • #204067   28/07/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    h2c_2310 viết:

    tuy là bất đồng quan điểm nhưng tôi vẫn nghiêng về cách lý giải của duyhieunt.

    nếu định tội danh là "cố ý gây thương tích" thì đồng nghĩa bạn thừa nhận lỗi trong trường hợp này là cố ý trực tiếp, ý muốn gây thương tích nhưng hậu quả ngoài ý muốn là chết người xảy ra.

    cố ý trực tiếp là việc người phạm tội nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, nhận thừc được hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra. tất nhiên điều kiện cố ý trực tiếp là người phạm tội phải xác định được đối tượng của mình, chuẩn bị công cụ phạm tội, tạo điều kiện tốt nhất có thể để thực hiện tội phạm.

    từ định nghĩa trên về cố ý trực tiếp thì ông c phải xác định đối tượng để thực hiện hành vi cố ý gây thương tích của mình đó là d nhưng ở đây d không có thương tích cần thiết đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự còn việc hành vi của c làm a chết càng không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người được qui định tại khỏan 4 điều 104 blhs bởi a không phải là đối tượng tác động của c.

    nên tôi thấy việc định tội danh ở đây là vô ý làm chết người sẽ thuyết phục hơn!!!

    chút ý kiến mong được đóng góp!!!!!

     

    chào h2c_2310, có thể nào định tội cố ý gây thương tích với lỗi cố ý gián tiếp được không bạn? mong bạn chỉ giáo

     
    Báo quản trị |  
  • #204047   28/07/2012

    anretri
    anretri

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    kết luận của các bạn hoàn toàn đúng , mình đã thấy rõ được vấn đề , cám ơn mọi người rất nhiều , căn cứ vào đây mình có thể làm được các bài tập khác , pháp luật ko pải là sở trường của mình ,  nhưng nhờ vào bài tập này mà đã giúp ích rất nhiều

     
    Báo quản trị |