Học tiếng Anh với DanLuat-ers

Chủ đề   RSS   
  • #253854 08/04/2013

    yenha92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2013
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 15 lần


    Học tiếng Anh với DanLuat-ers

    Chào các thành viên DanLuat!

     

    Nhận thấy tiếng Anh là một vấn đề rất quan trọng trong thời buổi giờ. Cộng thêm là vì tớ đang có hứng chơi diễn đàn nên tớ lập topic này để mọi người cùng học tiếng Anh với nhau.

    Các thắc mắc về tiếng Anh chuyên ngành hoặc các vấn đề khác liên quan cũng có thể được chia sẻ tại đây.

    Tớ xin bắt đầu bằng 1 câu đố từ mà cô giáo đã đố cả lớp năm lớp 11, tất nhiên tớ là người nghĩ ra đáp án đầu tiên. Giờ tớ đố lại các bạn.

     

    Miêu tả như sau:

     

    "If you begin with C, you can eat

    If you begin wit L, you can swim"

     

    Vậy đáp án là gì?

     

    :-(

     
    19553 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenha92 vì bài viết hữu ích
    DaiLaoGia (10/04/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #254769   12/04/2013

    yenha92
    yenha92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2013
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 15 lần


    Búp bê và tiếng Anh( Nguyễn Vạn Phú)


    Trong tiếng Anh có những câu khó, không phải vì từ khó hay cấu trúc phức tạp mà khó vì cách diễn đạt. Bài báo “Lean in, Barbie” trên tờ The Economist hôm nay có những câu hoàn toàn đúng với nhận xét này.
    Ví dụ, câu mở đầu: “Barbie doll prices vary by job, with only a moderate relation to actual salaries”. Đọc vô dễ choáng vì không hiểu nó nói gì cả trong khi từ thì rất dễ.
    p bê Barbie nổi tiếng thì ai cũng biết rồi. Nhà sản xuất cho ra đời đủ loại, đủ kiểu búp bê, kể cả cho Barbie làm đủ nghề. Búp bê thì giống nhau, chỉ có áo quần bề ngoài và một ít phụ tùng để minh họa cho nghề mà Barbie đang làm thì khác nhau, thế nhưng giá bán mỗi con búp bê như thế lại khác nhau tùy nghề nghiệp Barbie đang khoác vai. Điều lạ là giá bán này không liên quan gì nhiều đến mức lương thật sự mà nghề nghiệp ấy thực lãnh ngoài đời. Cả câu phải diễn giải dài dòng như thế còn dịch như thế nào thì tùy.
    Nhưng một khi đã nắm ý chính của tác giả thì các câu sau trở nên dễ: “This can’t simply be explained by the cheap accessories that come with it—why should a miniature plastic laptop be valued so much higher than a chef’s tiny cupcakes?” Nếu vội sẽ không hiểu vì sao lại so sánh giá của “a miniature plastic laptop” với “a chef’s tiny cupcakes”. Đó là bởi miêu tả cô Barbie làm chuyên gia vi tính thì phải cho cô đeo máy tính; còn làm đầu bếp nướng bánh thì phải có bánh trên tay. Cả hai đều là đồ nhựa giả nên giá đâu có chênh lệch bao nhiêu.
    Chừng đó thôi nhưng The Economist hay đúng hơn là hai nhà kinh tế cũng rút ra quy luật: “They conclude that price discrimination is probably at work: sellers exploit parental hopes that a girl playing palaeontologist may grow up to be the real thing, so charge more”. At work là đang phát huy tác dụng. Price discrimination là một khái niệm trong kinh tế học, ấn định giá khác nhau cho các loại khách hàng khác nhau hay tại các thị trường khác nhau mặc dù cùng một sản phẩm hay dịch vụ như nhau (như trong giá vé máy bay chẳng hạn). Hóa ra dân bán Barbie cũng khôn quá.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenha92 vì bài viết hữu ích
    fvslaw (05/11/2014)
  • #255004   13/04/2013

    yenha92
    yenha92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2013
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 15 lần


     

    Nói mãi mà không nhàm ( Nguyễn Vạn Phú)
     
    Paul Krugman, nhà kinh tế nổi tiếng, chuyên viết cho tờ New York Times, vừa có một bài viết trên tờ BusinessWeek mang nhan đề “How to Beat a Dead Horse”.
    Thành ngữ to beat a dead horse là làm chuyện vô ích, thường chỉ một chuyện đã qua rồi, bàn thêm hay cố gắng thêm chẳng được chi (ví dụ Do you think it's worth sending my manuscript to other publishers or I am just beating a dead horse?) Vì sao nhà kinh tế đoạt giải Nobel lại bày chúng ta beat a dead horse?
    Ấy là ông này đang nói về nghề tay trái của ổng – viết báo. Với các đề tài người ta và ngay chính ông đã bàn nát nước rồi thì làm sao để viết [cho hay, cho hấp dẫn].
    Krugman bày: “It kind of helps to use various people as foils”. Foil là một kỹ thuật trong viết tiểu thuyết – dùng một nhân vật để làm nổi bật tính cách của một nhân vật khác. Ông nói thêm cho rõ: “If someone has said something that’s demonstrably at odds with experience or just demonstrably stupid, I use it” (at odds with là trái ngược với; demonstably ở đây là rõ ràng).
    Chiêu thứ nhì là “Metaphors, if you can find good ones, are helpful”. Ngay sau đó Krugman cho ví dụ về những ẩn dụ hữu ích: “Confidence fairy” has been a good friend to me. That one just came out of the blue in 2010. Krugman từng đẻ ra và dùng cụm từ “confidence fairy” trong khá nhiều bài (một từ ông cho là đắc ý – a good friend), ý nói đến niềm tin rằng chính quyền càng ít can thiệp, nền kinh tế sẽ càng chóng phục hồi, tức là chỉ cần tin mọi việc sẽ ổn là nó sẽ ổn – một ý tưởng ông này cho là ảo tưởng. To come out of the blue là xuất hiện bất chợt.
    Chiêu tiếp theo là “More on the blog than in the column, I follow research”. Ông này vừa viết báo vừa viết blog. Và phát triển cái ý “follow research” ông nói: “I wasn’t thinking much about the importance of having your own currency at first”. Currency ở đây là sự thừa nhận [rộng rãi ý tưởng của ông]. “I learned about that a couple of years into this Don Quixote role—some mixture of Don Quixote and Cassandra”. Tức là khi đóng vai Don Quixote chọc ngoáy vào những vấn đề “cái cối xay” của kinh tế, ổng nghĩ mình cũng đồng thời phải là một Cassandra, là nữ thần chuyên tiên đoán hậu vận một cách chính xác. Kết quả là “This having-been-right thing helps sustain me in pounding on the issues”. Đó, pounding on the issuebeat the dead horse mà vẫn có người nghe nhờ cái “having-been-right thing”.
    Chiêu cuối cùng là “In any kind of communications profession, the point is above all to have something to say” – cái này thì rõ rồi, nên thôi, không nói nữa.
     
    Báo quản trị |  
  • #256838   22/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Những thứ họ mang hay là câu chuyện về "các cô Ba"

    -Nguyễn Thanh Sơn

    Không hiểu sao, đọc phản ứng của một số bạn về chất lượng bản dịch của cuốn Những thứ họ mang, mình cứ nghĩ đến các “xiao san” (là từ lóng chỉ vợ bé của các quan tham Trung Quốc). Được ông chồng hờ mua cho chiếc túi hiệu của Louis Vuitton, họ mang đi khoe khoang suốt ngày cho tới khi có người căn cứ vào chất liệu và đường kim mũi chỉ bảo cái túi này chỉ là túi Louis Vuitton làm ở Quảng Châu, rằng họ đã bị lừa vì mua phải đồ giả. Thay vì im lặng cất cái túi ở nhà, các “dì Hai” (dịch một cách máy móc thì xiao san phải là “cô Ba bé nhỏ”) lại gân cổ lên thì mà là “nó cho cái túi mà đeo là tốt rồi” hoặc là “cho dù là hàng fake thì đây cũng là fake xịn”. Cơ khổ!

     
     
    Bản dịch Những thứ họ mang là một bản dịch thảm họa. Thảm họa vì những lỗi dịch sai là những lỗi hết sức thông thường và cơ bản, và một học sinh phổ thông được học hành cẩn thận cũng không sai những lỗi ấy. Ở đây không thể nói là “dịch thoáng”, ở đây là những lỗi dịch sai hoàn toàn, và bất cứ một người đọc cẩn thận nào khi đọc những câu tiếng Việt vô nghĩa đều có thể nhận ra được.
     
     
    Trước hết, xin nói về những lỗi mà tôi gọi là “dịch mà như không dịch”- đây là những lỗi liên quan đến hiểu biết về văn chương thời chiến của dịch giả cộng thêm lối dịch máy móc từ sang từ mà không tìm hiểu từ tương đương. Có một loạt những ví dụ kiểu “một loại dây đeo quanh thắt lưng có khóa” (trong khi tiếng Việt chỉ gọi đơn giản là cái thắt lưng) như military payment certificates” được tác giả dịch thành “chứng nhận thanh toán cho quân nhân”, dog-tag” được dịch thành “thẻ ghi tên”, thức ăn nóng thì đựng trong “lon marmite màu xanh lục”, rồi “ insignia of rank” được dịch là “phù hiệu cấp bậc”, rồi " he'd stolen on R&R in Sydney, Australia" được dịch thành "thó được Trung tâm Nghỉ ngơi Giải trí dành cho quân nhân ở Sydney, Úc". Bất cứ ai quen thuộc với văn chương thời chiến đều biết không có thứ gọi là “chứng nhận thanh toán cho quân nhân” mà người ta gọi đơn giản là “phiếu quân vụ” hay người miền Nam quen gọi là “đô-la đỏ”, dog-tag được dịch là thẻ bài, cái “lon marmite màu xanh lục” bí hiểm kia chỉ là cái cà-mèn nhiều ngăn của lính Mỹ, và cái “phù hiệu cấp bậc” đầy hư ảo kia ta gọi đơn giản là “quân hàm”, cái R&R Trung tâm được viết hoa một cách cẩn trọng chỉ nói về hoạt động "nghỉ xả hơi" của lính Mỹ bên ngoài doanh trại (chứ không tồn tại một Trung tâm Nghỉ ngơi Giải trí quái quỉ nào). Khi dịch về khí tài quân đội, dịch giả đơn thuần là tảng lờ những từ mà anh không hiểu. Trong nguyên tác, tác giả viết "at various times, in various situations, they carried M-14's and CAR-15's and Swedish K's and grease guns and captured AK-47s and ChiCom's and RPG's and Simonov carbines and black-market Uzi's and .38-caliber Smith & Wesson handguns and 66 mm LAW's and shotguns and silencers and blackjacks and bayonets and C-4 plastic explosives" được dịch thành "có những lúc, trong một số hoàn cảnh, họ mang M14 và CAR15 và súng máy Cark Gustav M/45 của Thuỵ Điển và súng máy hạng nhẹ và AK47 và Chi-Com và súng chống tăng và cạc bin Simonov tịch thu của địch và Uzi và súng lục Smith&Wesson 38 ly và LAW 66 ly và súng ngắn và bộ hãm thanh và dùi cui bọc da và lưỡi lê và thuốc nổ C-4 bằng chất dẻo mua ở chợ đen". Chưa kể những lỗi dịch sai như từ “chợ đen” chỉ nói về súng Uzi, thì dịch giả bỏ qua không thèm dịch từ “ChiCom” (vốn nên dịch là Trung Cộng-ChiCom là viết tắt Chinese Communist) dùng để chỉ súng trường K56, từ CAR 15 là một loại tiểu liên cực nhanh, khẩu "cạc bin Simonov" đã quá thông dụng với cái tên súng trường CKC, khẩu LAW là súng chống tăng M72, “shotgun” không thể là “súng ngắn” còn thuốc nổ C4 là thuốc nổ dẻo (chứ không phải thuốc nổ bằng chất dẻo). Tất cả các loại máy PRC vốn rất thông dụng ở chiến trường Việt Nam với hai loại, PRC 25 và PRC77 và được gọi là “máy truyền tin” không hiểu sao lại được tác giả sáng tạo thành “radio vệ tinh” (máy PRC77 trong nguyên tác là scrambler radio máy truyền tin phá sóng). Anh Nguyễn Vạn Phú nói về sự hài hước khi dịch helmets và flak jackets (nón sắt và áo giáp, áo chống đạn) thành mũ cối và áo khoác (“Trong cái nóng ban trưa, họ bỏ mũ cối, cởi áo khoác”- lính Mỹ mà đội mũ cối mang áo khoác ra trận cũng là hình ảnh dí dỏm. Ngay cả những thức đơn giản nhất như “smiling Buddha” cũng được dịch là “tượng Phật cười” một cách rất “ngoại quốc” trong khi nó có một từ tiếng Việt rất đơn giản là tượng Phật Di Lặc.
     
     
    Những lỗi thứ hai, tạm gọi là những lỗi dịch do không hiểu đời sống và văn hóa Mỹ, dẫn đến những lỗi dịch hết sức hài hước. Ví dụ như trong nguyên tác, tác giả viết về “Dr.Scholl foot powder” được dịch giả dịch ra thành “loại thuốc bôi chân của bác sĩ Scholl’s”, trong khi “Dr.Scholl” chỉ là tên thương hiệu của loại thuốc bôi chân (nên dịch thành “thuốc bôi chân hiệu Dr.Scholl”), hoặc “Sterno” là loại xăng khô đóng hộp thì được dịch là “đồ Sterno” (cái đồ quỉ quái gì đây?), “The Stars and Stripes” được dịch một cách thản nhiên là “cờ sao vạch” trong khi nó là tờ tạp chí của Quân đội Mỹ, hay “Sunday School”, cái tên mà nếu ai đọc Tom Sawyer đều biết người ta chỉ dịch là “trường Chủ nhật” dạy giáo lý cho trẻ em lại được dịch là “trường dòng” vốn là trường đào tạo linh mục, hay “dope” là cần sa hay ma túy đều được dịch thành thuốc phiện (lấy đâu ra điếu để hút thuốc phiện vậy trời?). Cơ bản nhất, có lẽ là lỗi dịch ở ngay khổ đầu tiên của truyện ngắn, với nguyên tác “she was an English major” được dịch thành “nàng học khoa Anh ngữ” trong khi một học sinh phổ thông cũng hiểu phải dịch là “nàng học khoa Văn” hay “nàng học khoa ngôn ngữ”
     
     
    Những lỗi thứ ba thuộc về những lỗi nguy hiểm hơn, những lỗi tác giả dịch sai vì không hiểu nghĩa của tiếng Anh. Ví dụ như khi đọc trong bản dịch câu “người ta bị giết, và chết, bởi vì họ ngượng nếu không như thế”, tôi chả hiểu gì cả! Tại sao lại ngượng nếu không bị giết và chết? Thực ra, nguyên văn là “men killed, and died, because they were embarrassed not to”(người ta giết chóc, và bị giết chết bởi nếu không họ xấu hổ lắm). Hay như câu “hắn mang một đèn pin cỡ mạnh và mang trách nhiệm với sinh mạng của quân lính hắn” tôi cứ băn khoăn cái “đèn pin cỡ mạnh” thì liên quan gì đến sinh mạng của lính. Hóa ra trong nguyên bản là “He carried a strobe fight and the responsibility for the lives of his men”- tôi đoán dịch giả nhìn nhầm chữ “strobe fight” với chữ “strobe light”!
     
     
    Chỉ ở truyện ngắn đầu tiên, hơn mười trang viết, tôi đếm được khoảng năm mươi lỗi dịch sai, dịch bớt xén, dich mà như không dịch. Chưa nói về dịch hay hay dở (vốn là thứ rất khó xác định), nhưng với số lượng lỗi sai như thế, liệu đã có thể gọi đây là một thảm họa dịch thuật nữa hay không?
     
     
    Cho nên các “xiao –san” ơi (các cô Ba ơi), các cô có thể tự hào về việc mình bị lừa, mình tiêu thụ một sản phẩm nhái dưới qui cách, nhưng đừng nghĩ tất cả các độc giả đều không phân biệt đâu là sản phẩm có giá trị, đâu là sản phẩm giả

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    ntdieu (22/04/2013) yenha92 (27/04/2013)
  • #257538   25/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Những thứ mà họ phang.

    -Phương Văn

    Nói chuyện với các dịch giả chín chắn, thường khi nhắc đến cuốn này dịch sai cuốn kia dịch sai, họ thường bảo: sai thì có gì, chuyện bình thường.

    Nói thế cũng đúng. Vì có làm (dịch) thì phải có sai. Bác sĩ, làm việc trên tính mạng con người, nhiều ông giỏi vãi chầy ra còn khám sai, mổ sai . Thế nên mới có lời khuyên là bị bệnh nặng thì phải khám mấy chỗ khác nhau. Còn mổ xẻ thì có cả một ca mổ hỗ trợ cái ông cầm dao. Tất cả chỉ là để giảm thiểu (tối đa) sai sót.

    Thế nên dịch dọt mới có biên tập. Biên tập giỏi và cứng tay, dịch lại bản dịch của dịch giả đến cả nửa cuốn là bình thường hehehe.

    Thế nhưng, ở VN, dịch giả không biết vì nguyên cớ gì thì nổi cứ như pop star, cứ như học giả, còn biên tập viên thì cứ lọ mọ, cứ …hèn hèn. Dịch giả ngồi lên đầu biên tập là bình thường. Dịch giả dịch một cuốn, còn biên tập viên thì cùng lúc ôm mấy cuốn. Thấy sai mà sửa cho đúng đã ong cả não lên, lại gặp phải dịch giả ngôi sao suốt ngày cự nự: không được sửa chỗ này, không được sửa chỗ kia. Cãi nhau mất thời gian, cho nên thôi kệ mẹ. Sai cũng kệ mẹ.

    Đâm ra biên tập viên cứ yếu dần, rồi lương biên tập viên cũng bèo, việc thì ngày càng nhiều. Dần dà, đâm ra cứ làm quấy quá cho xong.

    Rồi thì biên tập viên và dịch giả lại cùng một ổ, do một nhà trả lương, làm cùng nhau cùng một office. Có khi biên tập viên lại là nhân viên cấp dưới, hoặc là bạn của dịch giả. Nên lại càng dễ bỏ qua chỗ sai. Hoặc là tặc lưỡi, sếp là dịch giả nổi thế, chắc chả sai mấy đâu.

    Lẽ ra, nếu dịch giả là người nhà của nhà xuất bản, thì bản dịch ấy phải thuê biên tập ngoài. Và ngược lại, nếu dịch giả ở ngoài thì dùng biên tập viên ruột của mình. Làm thế thì hai bên mới thẳng tưng ra mà mổ nhau, mới mong có ít sai sót. Ấy là nói biên tập viên có trình. Chứ biên tập viên yếu cả về trình độ, yếu cả bản lĩnh, cũng khó mà mổ được dịch giả. Mổ nó được một phát, nó đạp lai cho mấy phát vỡ mẹ sủ. Cứ lâu dần, càng ngày biên tập càng lép vế. Đúng ra, lẽ ra, thì ngày qua ngày, năm qua năm, càng ngày biên tập viên càng phải có vai trò lớn hơn, oách hơn.

    Cho nên dịch sai lúc đầu là do dịch giả. Bản thảo vẫn sai là do biên tập viên: không đủ bản lĩnh và trình để vặc dịch giả, dưới cơ dịch giả nên bị đè. Xuất bản phẩm vẫn sai là do nhà xuất bản: không rạch ròi biên tập và dịch giả, cả hai cùng là quân nhà.

    Có những dịch giả già, trước 75 vừa làm giáo sư ngôn ngữ trong đại học, vừa dịch sách. Sau 75 mỗi người một nơi, danh tiếng mờ nhạt, thua danh các dịch giả trong nước cả trăm lần, mà đẳng cấp trình độ thì có khi ngược lại. Nhưng nói chuyện với họ về chất lượng các bản dịch gần đây, các dịch giả già đều tránh phê bình chất lượng (dù lúc trà dư tửu hậu, họ vạch ra toàn cái sai chết người). Họ bảo mình làm nghề dịch, tránh phê bình đồng nghiệp. Việc đấy dành cho các vị phê bình dịch thuật.

    Những dịch giả sau này quên mất dịch giả cũng là một nghề như bác sỹ, kỹ sư, cái quan trọng là làm tốt nghề của mình và sống bằng nghề đấy. Cái danh của mình cũng nên khoanh trong cái cộng đồng trong nghề biết, không phải là cái danh chìa ra đám đông mà ưỡn ngực. Đâm ra hay chê bản dịch người khác. Suốt ngày chê cuốn này cuốn kia dịch kém, dịch tồi, dịch hỏng, dịch thảm họa. Quên mất rằng mình cũng làm nghề dịch, và cái sai, cái thảm họa, nó không tránh một ai. Rồi sẽ có ngày, cũng như một bác sĩ giỏi, bên gan bệnh không cắt mà cắt bên gan tốt. Cắt xong rồi chỉ biết cười chứ biết làm sao. Chả ai có thể bênh được mình lúc ấy, ngoài đồng nghiệp. Mà đồng nghiệp mình lỡ chửi họ ngu rồi, giờ biết tính sao. Người đúng ra cùng gánh trách nhiệm với mình trước độc giả, là biên tập viên, mình cũng lỡ ngồi lên đầu họ rồi, làm sao họ cùng đứng ra lãnh đạn với mình được nữa.

    Dịch giả cũng không nên …khen. Dịch giả bây giờ ngoài dịch sách, còn đi giới thiệu tác phẩm ở event hoặc viết bài. Dịch giả có thể giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, chứ đừng nên giới thiệu dịch phẩm. Bởi giới thiệu dịch phẩm bản chất đã là khen chê sản phẩm của dịch giả khác. Chê hậu quả thế nào, đã nói ở trên. Còn khen cũng hãi lắm. Khen một cuốn dịch giỏi dịch hay, xong về sau hóa ra là một dịch phẩm tồi, thì còn biết ăn biết nói làm sao. Có anh vừa dính một vụ khen nhầm thế này, nghe nói bây giờ sáng nào cũng phải ăn một quả trứng vịt lộn.

    Thực ra còn một bệnh của dịch giả nữa, là bệnh cứ bô bô là dịch phải sáng tạo, hoặc có ông còn bệnh hoạn đến mức đòi dịch giả phải là đồng tác giả nữa. Việc này thôi không bàn, vì dịch mà sáng tạo thì giải nhất sẽ thuộc về quả dịch Cây Gạo Giáp Thân vừa rồi om xòm trên Facebook.

    Rồi nhà xuất bản, là cái nơi xét cho cùng, tưởng đâu là phải chịu trách nhiệm cuối cùng về một bản dịch tồi, nhưng nếu nhìn từ quan điểm kinh doanh, thì lại là nạn nhân. Mỗi cuốn sách là một dự án, nhà xuất bản trả tiền để làm dự án ấy: mua bản quyền, dịch, biên tập, in, quảng cáo. Tốn một mớ tiền mà bị ăn chửi.

    Tất nhiên tiên trách kỷ. Nxb sai từ cái gốc là tham: trong quy trình dịch biên tập (không rạch ròi biên tập là người trong nhà thì dịch giả phải là người ngoài và ngược lại), không bảo vệ, nâng đỡ biên tập viên để họ đủ sức chiến đấu với dịch giả để có bản dịch tốt hơn, ép biên tập viên làm khối lượng bản thảo quá sức họ khiến cho họ làm quấy quá để kịp tiến độ, và tệ nhất là không biết đánh giá trình độ thực của dịch giả và biên tập để giao cho họ làm những bản thảo đúng sức của mình.

    Rồi hậu trách nhân. Nếu thị trường sách lớn hơn, một cuốn sách bán được nhiều bản hơn, thì các nhà xuất bản đâu còn phải chạy theo đầu sách mới để có doanh thu. Nếu một đầu sách bán được nhiều bản hơn, thì số đầu sách làm trong tháng, trong năm giảm đi, chất lượng sẽ tăng lên.

    Hậu nữa là công chúng. Đã bỏ tiền ra mua sách, thấy cái sai là phải ném đá. Ném kịch liệt, ném tan nát. Nhưng chỉ ném vào cái chỗ sai thôi, để nhà xuất bản họ cải thiện chất lượng sản phẩm. Chứ không phải ném để đóng cửa nhà xuất bản. Cái sai của một cuốn sách dịch, so với cái sai của Vinashin chả hạn, chỉ bằng cái lỗ đít con vi trùng. Làm đéo gì mà suốt ngày thảm họa với chả thảm họa. Sốt cả ruột. Sai thì bảo các ông sai rồi, xin lỗi độc giả đi, dịch lại cho đàng hoàng đi, không thì bố mày không mua sách nữa.

    Mà có khi tốt nhất là đừng mua sách, đừng đọc sách nữa. Đọc sách chỉ mà để lên mạng chửi nhau (như tôi đang làm đây) thì thà mù sách còn hơn. Sáng giờ lẽ ra đi xe ôm hay quay nước mía kiếm được ít tiền, thì ngồi nhà viết bài như vầy. Cứ bảo sao nước mình mãi nghèo.

    Ký tên: Một biên tập viên nghèo hèn kiêm một dịch giả chuyên dịch những thứ vô danh, không có cả tên tác giả.

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    yenha92 (27/04/2013)
  • #257980   27/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


     

     Báo chí văn hóa Việt Nam và những trò lố

    -Nhị Linh
     
    Tôi ở trong thế giới sách vở từ rất nhiều năm nay, tiếp xúc với sách vở theo nhiều kiểu, có lẽ trong mọi hạng mục công việc liên quan đến sách vở: làm ra những quyển sách, bình luận những quyển sách, tìm kiếm những quyển sách, kiểm kê những quyển sách, thu thập thông tin về những quyển sách, không gì tôi chưa từng động chạm đến ở mức độ sâu. Tất nhiên tôi cũng là người quan sát báo chí văn hóa rất chặt chẽ. Hay dở đủ cả, nhưng phải nói là tôi từng thấy nhiều cái rất chối.
     
    Phóng viên Tường Vy của tờ Sài Gòn giải phóng là một ví dụ. Bao nhiêu năm nay, Tường Vy viết những bài báo rất kém chất lượng, chi tiết thường xuyên sai, nhưng lại từ chi tiết sai khái quát lên những vấn đề rất lớn mà có lẽ bản thân ông Tường Vy cũng chẳng nắm bắt được. Bài báo ở đường link này là một ví dụ.
     
     
    Trích bài báo:
     
    “Cách đây không lâu, trên thị trường xuất hiện một cuốn sách dịch từ tiếng Trung Quốc. Nội dung cuốn sách khá đơn giản, một chàng trai trong một chuyến xe điện tình cờ bị tiếng sét ái tình với một cô gái xa lạ. Anh chụp lại hình cô gái và đưa lên một diễn đàn trực tuyến, các thành viên trong diễn đàn đã giúp anh tìm ra cô gái, tư vấn, chỉ vẽ để họ đến với nhau, an ủi, chia sẻ để họ làm lành những khi giận dữ, sách kết thúc với đám cưới của họ. Một cuốn sách có nội dung chấp nhận được trừ một điểm, cách thể hiện kỳ quái của câu chuyện! Ở đây chẳng có tác giả, NXB chỉ làm một việc duy nhất là chép tất cả các câu chat trong phần trao đổi trên mạng rồi đóng thành sách.”
     
    Rất tiếc, đó là một tác phẩm của Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc, nhan đề chính xác là Anh chàng xe điện, ký tên “tác giả” Hitori Nakano, là một cuốn sách về thế giới “otaku” bên Nhật. Và không biết cuốn sách vớ vẩn đến đâu, nhưng ít nhất ở Việt Nam từng có một nhà nghiên cứu viết một bài phân tích nó, bài viết rất đặc sắc. Phóng viên Tường Vy có thể liên hệ với nhà nghiên cứu Phan Tuấn Anh để tìm hiểu thêm.
     
    Thậm chí, có những lúc, cách thức viết bài của ông Tường Vy còn ở mức độ giống như sử dụng báo chí truyền thông để phao tin đồn nhảm. Ví dụ bài này.
     
    Trích bài báo:
     
    “Tuy nhiên thực tế theo người phụ trách bản quyền một đơn vị làm sách lớn thì vấn đề nằm ở chỗ sách TQ, trừ những tác phẩm đặc biệt thì hầu như có giá bản quyền rất rẻ, một số tác phẩm gần như cho không. Chính vì thế, lợi nhuận làm sách TQ rất cao, dù bán kém cũng khó lỗ, kết quả nhiều đơn vị xuất bản đã đổ xô vào làm sách từ TQ.”
     
    Phóng viên Tường Vy bài Tàu vì tình cảm riêng thì cứ việc, nhưng thông tin như thế là sai. Tôi nghĩ tòa soạn tờ Sài Gòn giải phóng nên tìm hiểu thêm về cách tác nghiệp của phóng viên, chẳng hạn như xem ông Tường Vy có thực sự biết giá tác quyền những quyển ngôn tình Trung Quốc mà các cơ sở xuất bản Việt Nam mua hay không, xem ông Tường Vy có biết, ví dụ, giá tác quyền bộ Lam Liên Hoa là bao nhiêu không. Tôi nghĩ những phóng viên như Tường Vy làm nhiễu loạn không ít môi trường thông tin ở mảng báo chí văn hóa tại Việt Nam.
     
    Tung tin đồn nhảm chưa đủ, mảng văn hóa của các tờ báo nhiều khi còn dung dưỡng những lời vu vạ hướng vào một cá nhân nào đó. Dưới đây là ví dụ liên quan đến bản thân tôi.
     
    Bài báo “Bao giờ mới hết những chữ vô hồn” của Tùy Phong đăng trên Vietnamnet ngày 17/4/2012.
     
     
    (một điều rất không may cho cái nhân dạng đứng sau tên “Tùy Phong” là một người bạn rất thân của nhân dạng ấy một lần say rượu đã nói tên thật của Tùy Phong ra; bữa ấy nhiều người nghe thấy; chuyện này có thể ta sẽ nói sau, nhỉ)
     
    Đây là lời vu vạ nhắm vào tôi:
     
    “Tắt điện thoại, không trả lời email, bỏ hoang trang web cá nhân trước đây được cập nhật liên tục…”
     
    Tại sao blog riêng của tôi, tôi thích cập nhật hay không cập nhật, mà báo chí tự cho mình cái quyền được nhận xét? Trước đó đã không ít lần tôi bỏ bẵng rất lâu, khi không có gì để viết, khi không muốn viết cơ mà. Tin rất buồn là tôi không bao giờ tắt điện thoại hết, và email nào tôi cũng trả lời cả. Sự thật là trong suốt quãng thời gian đó, không một phóng viên văn hóa nào gọi điện, nhắn tin hay gửi e-mail cho tôi, người duy nhất là Bùi Dũng.
     
    (đây là câu chuyện về Bùi Dũng, tên thật Bùi Văn Dũng, còn có bút danh Danh Anh, trước đây làm cho Vietnamnet: tôi gặp Bùi Dũng tình cờ vì có quen biết trước, ngồi nói chuyện, rồi sau đó Bùi Dũng và tôi có trao đổi qua e-mail, sau đó Bùi Dũng đã ký bút danh viết một bài báo; bài báo này không có chút liên quan nào đến những nội dung đã trao đổi giữa hai bên; bài báo ấy đăng trên Thể thao & Văn hóa, dưới sự dàn dựng và chỉ đạo của một nhà báo văn hóa rất nổi tiếng là Thủy Phạm, tức Phạm Thị Thu Thủy, vợ của nhạc sĩ Dương Thụ; tôi thấy cũng quái đản, cả cặp chồng vợ này đều từng có lúc nhờ tôi việc này việc nọ, chưa lần nào tôi không hết sức giúp, thế mà Thủy Phạm đã qua mặt cả ban biên tập tờ báo đăng một bài cực kỳ tồi tệ, với rất nhiều chi tiết sai nhằm hạ thấp tôi bằng được; sau này bản thân báo Thể thao & Văn hóa đã gửi công văn xin lỗi chính thức có chữ ký và con dấu của Tổng biên tập; ai muốn xem công văn ấy có thể đến tờ Thể thao & Văn hóa; chuyện đã qua không nói lại nữa)
     
    Còn tại sao các phóng viên văn hóa đã không liên hệ với tôi, như lẽ ra họ phải làm? Nguyên ủy có lẽ là vì trong quá khứ tôi vốn không mấy mặn mà với những lời mời phỏng vấn của họ; gần như tôi đã từ chối mọi cuộc phỏng vấn.
     
    Đúng là như vậy nhỉ, Cát Khuê Lê Thị Thái Hòa.
     
    Cùng khoảng thời gian ấy, tờ Tuổi trẻ đăng rất nhiều bài về chuyện dịch thuật. Đến đây tôi sẽ đi vào sự lố lớn nhất của báo chí văn hóa Việt Nam, đó là tại sao các tờ báo phổ thông lại tự cho phép mình lấn sâu vào địa hạt chuyên môn?
     
    Trong loạt bài của Tuổi trẻ, tôi công nhận có bài của anh Nguyễn Việt Long rất chất lượng. Anh Nguyễn Việt Long từng là một đồng nghiệp rất khả kính của tôi. Nhưng đoạn dưới đây rút ra từ bài viết ký tên “Từ Phong” (lại một cái bút danh quen quen) thì tôi phản đối:
     
     
    Tôi nghĩ Tuổi trẻ đang không hề biết mình làm gì. Tôi coi những dòng trên đây là luận điểm quan trọng nhất để chống lại tôi (và nhiều người khác nữa), và nếu nó đúng, chắc chắn tôi xin nhận mọi phê phán của các vị, từ giờ chỉ đi chơi cho sướng thân.
     
    Thế nên, tôi yêu cầu Tuổi trẻ chứng minh luận điểm mà mình đưa ra. Tôi đòi hỏi báo Tuổi trẻ chứng minh lịch sử dịch thuật Việt Nam “rất đáng tự hào”, chứng minh mọi bản dịch mà mình nêu tên là những bản dịch cực tốt, không thể tìm được chỗ sai, chứng minh được bản dịch Trăm năm cô đơn tốt hơn các bản dịch của tôi (và nhiều người cùng thế hệ với tôi hoặc không cùng độ tuổi nhưng hiện đang làm công việc dịch thuật) về mọi mặt. Nếu không chứng minh được, Tuổi trẻ đã thể hiện mình là một tờ báo cực kỳ bỉ ổi.
     
    (lẽ ra mọi việc phải ở chiều ngược lại, bởi tôi mới là (một trong số ít) người từng nghiên cứu lịch sử dịch thuật Việt Nam ở một số giai đoạn, trong đó có những phần quan trọng về chất lượng các bản dịch nổi tiếng trong lịch sử; một phần nghiên cứu ấy từng được trình lên một hội đồng khoa học, và trong lĩnh vực lịch sử dịch thuật Việt Nam, một tờ báo phổ thông như Tuổi trẻ không thể bịp được tôi)
     
    Điều hài hước là chính trong cái lúc bàn rất sâu về dịch thuật, đánh giá phán xét con người ta, thì tờ Tuổi trẻ, tờ báo hàng đầu của Việt Nam, lại cho thấy mình không viết đúng nổi tên của nhà văn Gabriel García Márquez, nhà văn nước ngoài nổi tiếng nhất ở Việt Nam suốt gần ba mươi năm qua; thế mà tôi tin mọi phóng viên văn hóa của tờ Tuổi trẻ, kể từ người gạo cội nhất, đều rất tán thưởng García Márquez cơ đấy:
     
     
    Và tôi hỏi báo Tuổi trẻ một câu này: Tại sao những người như Cao Xuân Hạo, như Nguyễn Trung Đức thì đáng kính trọng (và bản thân tôi cũng vô cùng kính trọng, ngưỡng mộ họ, cùng rất nhiều dịch giả khác) vì có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử dịch thuật Việt Nam, mà tôi và nhiều người khác không được tiếp nối cái công trình ấy, theo một cách thức có thể là khác nhưng xét cho cùng cũng chỉ là đóng góp thêm nữa mà thôi?
     
    Đến cuối năm, bằng luận điểm mà Tuổi trẻ chưa hề chứng minh kia, tờ báo hàng đầu Việt Nam còn dấn sâu hơn vào sự bỉ ổi của mình với giải thưởng “Trái cóc xanh” ném vào tôi. Ở đây nổi lên khuôn mặt một người: nhà báo Đinh Thúy Nga, trưởng ban văn hóa nghệ thuật của Tuổi trẻ.
     
    Tôi tố cáo bà Đinh Thúy Nga đã vì thù riêng với tôi mà dàn dựng nên câu chuyện này. Hành xử của bà Đinh Thúy Nga trong làng báo văn hóa, nhìn chung nhiều người biết. Với bản thân tôi, tôi cũng từng có trải nghiệm: một lần tôi viết bài phê bình một tác phẩm của một tác giả thân cận với bà Đinh Thúy Nga; lẽ ra thông thường mà nói, bà có thể dùng không ít bỉnh bút mà bà “sở hữu” để phê bình lại tôi nếu thấy tôi không đúng, đằng này bà lại gọi điện thoại sang tòa soạn bạn để phản ứng (rất gay gắt). Bà Đinh Thúy Nga làm báo hay muốn làm bố già vậy?
     
    Tôi cũng mách với bà Đinh Thúy Nga nhé: trong số phóng viên của bà, có một phóng viên rất quan trọng, người ấy biết rõ đầu đuôi ngọn ngành vụ xuất bản quyển Hạt cơ bản vào năm 2006; chuyện này liên quan đến ba ông trùm xuất bản Việt Nam. Và cái “ung thư tử cung”, ngoài tôi đã phát hiện ngay ra sau khi sách in, cụm từ ấy đã xuất hiện một cách chính thức trong tham luận tọa đàm về cuốn sách diễn ra vào cuối năm 2006, đầu năm 2007, của Nguyễn Thị Thúy Quỳnh; ở một ghi chú, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh đã nêu cụm từ ấy và phê phán ngành xuất bản Việt Nam rất nặng lời, và tôi công nhận Nguyễn Thị Thúy Quỳnh nói đúng. Lẽ ra cuốn sách chỉ cần tái bản, sửa chữa là được, nhưng sau đó những người in ra nó đã không đoái hoài gì đến chuyện tái bản nữa, mặc dù tôi đã nhiều lần đề nghị. Để rồi sáu, bảy năm về sau, bà Đinh Thúy Nga túm lấy chi tiết ấy như một chiêu bài để công kích tôi một cách xấu xa. Tôi nói thật, việc ấy chẳng ra gì hết đâu, chẳng qua nó cũng chỉ là một thứ “hàm huyết phún nhân” bẩn thỉu mà thôi.
     
    Trong suốt quãng thời gian ấy, tôi đã thu mình lại, và tôi quan sát. Tôi hiểu ra rất nhiều điều, và rất nhiều con người. Ở đây tôi chỉ nói đến hai kiểu thái độ mà tôi thấy rất tiêu biểu. Một cơ hội quá lớn để thể hiện sự chính trực (giả hiệu) đã được không ít người vồ lấy.
     
    Thứ nhất là ông Trần Thiện Đạo. Ông là bạn cũ của tôi, lại nhiều tuổi, tôi không hề muốn động vào. Nhưng ông không chỉ chửi mình tôi, ông còn nhân tiện chửi thêm ba người nữa, trong đó cũng có người từng là bạn cũ của ông. Ông hậm hực vì chuyện cá nhân của ông, ok, tôi không lấy làm điều. Nhưng ông nói người khác thì hãy sờ lên đầu ông đi đã. Ông hãy thanh toán những chứng từ quá khứ, trước khi có ý định làm gì. Chứng từ thì nhiều lắm, nhưng tôi chỉ nêu một vụ nho nhỏ cái đã: Cậu hoàng con (Antoine Saint-Exupéry), bản dịch của ông, in năm 1966 ở nhà Khai Trí. Một truyện đơn giản như vậy, thế mà ông phá hoại nó đến mức kinh khủng, tôi chỉ nêu có hai điểm (trong số không ít): bản Vĩnh Lạc, bản Bùi Giáng hay mọi bản tiếng Việt khác của Le Petit Prince đều biết Océan Pacifique là Thái Bình Dương, mỗi ông nghĩ nó là Đại Tây Dương; đặc biệt, vì cực dốt tiếng Việt, ông đã sáng tạo ra cụm từ này: “Tể tướng bộ tư pháp”. Tôi dám chắc trong lịch sử tiếng Việt, chưa một ai dám dùng từ ngữ như thế đâu.
     
    Thứ hai là ông Trương Thái Du, một con người điển hình của nói năng điềm đạm, nho nhã, nhưng thật ra vô cùng thâm hiểm. Tôi thấy ông Trương Thái Du chỉ thỉnh thoảng đi đâu đó nói câu này câu kia ra cái vẻ khách quan lắm, như là chỉ phê phán tôi vừa phải thôi, nhưng tôi cũng là người biết quan sát, tôi biết ông Trương Thái Du hả hê lắm. Bởi thật ra, trước đó, đã có lần ông Trương Thái Du nhờ tôi đọc rồi nhận xét hộ truyện ngắn cho ông, thì tôi đã từ chối thẳng. Tôi biết với ông, như thế là một sự sỉ nhục, nhưng tôi xin lỗi, với tôi, sẽ là sỉ nhục nếu phải đọc văn ông. Tôi là người không bao giờ để lộ ra các chi tiết liên quan đến nghề nghiệp, nhưng tôi xin phá lệ một lần để nhận mình chính là người từng bỏ phiếu chống đăng truyện của ông trên một trang web, khi tôi ở trong ban biên tập tại đó. Đến bây giờ, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm, văn chương Trương Thái Du là văn chương tôi không thể đọc được.
     
     
    Và cuối cùng: Tôi cực kỳ thất vọng với giới dịch giả Việt Nam. Các vị nghĩ gì? Các vị nghĩ rằng những trò bẩn thỉu xấu xa kia không thể rơi ụp xuống đầu các vị một ngày đẹp trời nào đó hả? Hay là các vị hả hê vì chỉ có một người phải chịu đựng, là tôi? Mà là chịu thay cho các vị phần nhiều đó.

     

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    yenha92 (27/04/2013)
  • #257994   27/04/2013

    yenha92
    yenha92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2013
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 15 lần


    Khủng hoảng và tiếng Anh
    -Nguyễn Vạn Phú
     
    Cuộc khủng hoảng ở Cyprus có nhiều tình tiết và diễn biến đầy kịch tính và tiếng Anh sử dụng trong các bản tin cũng có nhiều từ thú vị.
    Ví dụ ngay trong tít “Cyprus and Troika come to terms on haircut” có ít nhất hai từ đáng chú ý. Ba định chế Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu được gọi gọn là Troika. Từ haircut trong tài chính là tỷ lệ chiết khấu – một tài sản đem đi làm vật thế chấp ở ngân hàng thì thường được định giá thấp hơn giá trị thị trường của nó, khoảng trừ lùi so với giá trị thị trường đó gọi là haircut. Ở đây haircut chắc mọi người cũng đoán được – là mức thuế đánh lên tiền gởi ngân hàng. Năm ngoái dân nắm giữ trái phiếu Hy Lạp cũng chịu thiệt thòi đến 75% giá trị trái phiếu – tức “a 75 percent haircut” – nghe như bị vặt lông chứ không chỉ là hớt tóc!
    Thỏa thuận nói ở tít trên dẫn đến hậu quả: “One banking chain goes to the wall, and major clients, who include many Russians, will take a giant hit”. Nghe go to the wall giống như “dựa cột” (bị xử bắn) nhưng không phải. Go to the wall bình thường là liều hết mình (This is a very important matter and I will go to the wall if necessary), còn khi nói đến doanh nghiệp thì mang nghĩa sụp tiệm (After nine months of massive losses, the company finally went to the wall). Ngân hàng goes to the wall lần này là Popular Bank of Cyprus (Laiki Bank), ngân hàng lớn thứ nhì Cyprus.
    Với tuyên bố về ngân hàng lớn nhất: “Bank of Cyprus needs to be recapitalized and the contribution to this recapitalization must come, inevitably, from senior bondholders, junior bondholders and shareholders” thì từ đáng chú ý là senior bondholder. Một doanh nghiệp hay ngân hàng phát hành trái phiếu thường đưa ra loại trái phiếu được ưu tiên chi trả trước nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, loại trái phiếu này gọi là senior bond, người nắm giữ chúng là senior bondholders. Loại junior bond không được ưu tiên như thế nên rủi ro cao hơn và lãi suất cũng cao hơn. Trong trường hợp này senior hay junior gì cũng chịu thiệt hết.
    Đáng chú ý là các báo, dù là báo chuyên về kinh doanh như Forbes, khi miêu tả hệ thống ngân hàng của Cyprus dùng từ rất đơn giản: “The tiny island’s financial sector is, indeed, enormous—it’s roughly eight times its yearly economic output”. Câu này mà dịch ra tiếng Việt đúng kiểu sẽ trở thành: Tổng tài sản của toàn bộ các ngân hàng ở đảo quốc bé nhỏ này là cực lớn – khoảng bằng 8 lần GDP. Hèn gì văn báo chí kinh tế Việt Nam khô như ngói.
    Nếu tạm thời quên chuyện tiếng Anh, chúng ta dễ bị sốc khi thấy người nào lỡ gởi tiền vào ngân hàng Laiki trên 100.000 euro nay có khả năng mất trắng. “Another €4.2 billion worth of uninsured deposits would be placed into a “bad bank”, to be disposed of, with no certainty that big depositors will get any money back”. Nghe chuyện “to be disposed of” – xử lý, thanh lý tức là mất tiền rồi.
    Riêng câu sau, có lẽ cần giải thích nhiều hơn: “It is to be restructured severely by wiping out shareholders and bailing in bondholders, both junior and senior”. Chúng ta thường thấy từ bail out là giải cứu, một chuyện gây bức xúc ở người dân trả thuế thấy tiền bị đem đi cứu ngân hàng vô tội vạ. Từ đó nảy sinh khái niệm bail in – yêu cầu người nắm giữ trái phiếu ngân hàng phải chịu một mức thiệt hại nào đó (còn cổ đông thì đương nhiên đã chịu mất trắng) trước khi dùng ngân sách để cứu. Đây là đang nói về số phận ngân hàng lớn nhất Cyprus – đúng như câu ở trên. “Uninsured depositors would probably incur haircuts of the order of 35%” – từ haircut bây giờ có lẽ không còn gây thắc mắc nữa (còn of the order of là khoảng chừng).
    Câu trên là từ tờ the Economist, tờ này dùng từ rất hình ảnh: “The IMF had suggested winding down both Laiki and Bank of Cyprus and splitting them into good and bad banks. Now Mr Anastasiades has salvaged the shell of the Bank of Cyprus, but at the cost of encumbering it with bad assets”. Đúng là Bank of Cyprus sẽ chỉ còn cái vỏ mà lại phải gánh chịu tài sản xấu của Laiki.
    Phải nói là nếu không theo dõi thường xuyên sẽ khó hiểu hết các bài báo trên tờ này. Ví dụ câu “The scale of the bail-in that will be required to bring it to the target capital-ratio of 9% remains unclear” đòi hỏi phải hiểu ý nghĩa của từ bail-in nói trên dù cụm từ capital-ratio thì đã quen thuộc, nhất là khi viết đầy đủ ra thành capital adequacy ratio.
    Dù sao số phận của Cyprus coi như xong - Some sources in the troika tentatively estimate that GDP will shrink by about 10% before any hope of recovery – rõ ràng bộ ba nói ở đầu bài biết rõ ép Cyprus như thế thì kinh tế Cyprus sẽ suy sụp nặng nhưng họ vẫn làm.
    Thế nhưng Bộ trưởng Tài chính Pháp vẫn biện giải: “To all those who say that we are strangling an entire people ... Cyprus is a casino economy that was on the brink of bankruptcy”. Gọi Cyprus là một casino economy ý nói nơi đây đã bị biến thành thiên đường tài chính cho giới tài phiệt rửa tiền rồi giới ngân hàng Cyprus đem tiền đầu tư đầy rủi ro vào Hy Lạp.
    Có lẽ kết luận của một người dân Cyprus là xác đáng hơn cả: “It’s like you have cancer and instead of treating the patient, you kill him. And then you say the problem is solved.” Vì thế chuyện dài số phận đồng euro còn chưa xong, có lẽ sẽ sớm có một Cyprus khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #260339   10/05/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Fergie’s time & Fergie time

    FergieHôm qua (8/5/2013), Sir Alex Ferguson quyết định về hưu sau 26,5 năm làm huấn luyện viên trưởng của Manchester United (MU). Khi đề cập tới thời gian “trị vì” của ông ở MU, báo chí tiếng Anh thường dùng cụm từ Fergie’s time. Theo tờ The Guardian, tin ông kết thúc triều đại được thông báo qua Twitter (Fergie’s time called via Twitter). Đài BBC nhận định rằng sẽ chẳng bao giờ có ai sánh nổi với giai đoạn nắm quyền của ông (Fergie’s time will never be emulated). Còn tờ The Telegraph chỉ chạy tít gọn lỏn Fergie’s time.

    Thi thoảng ta thấy cách dùng Fergie time, ví như blogger Dan Hodges của tờ The Telegraph đặt nhan đề là Sir Alex Ferguson retires: finally, the whistle blows on Fergie Time. Chỉ một thay đổi nhỏ (không có dấu sở hữu cách) nhưng là cách chơi chữ nhắc tới một điển tích quen thuộc người hâm mộ bóng đá Anh (bất luận yêu hay ghét MU).

    fergie_timeNgười hâm mộ các đội bóng khác ở giải ngoại hạng Anh Premier League nghi rằng trọng tài thường thiên vị MU. Có giả thuyết là mỗi khi MU bị dẫn trước, và có nguy cơ thua, thời gian bù giờ cuối trận (injury time) thường được kéo dài hơn khi đang dẫn bàn và có thể thắng. Thời gian cộng thêm do thiên vị theo giả thuyết này được báo chí gọi là Fergie time. Hồi tháng 11/2012, BBC News thử phân tích số liệu để kiểm tra giả thuyết này. Hóa ra cũng có phần đúng. Sau phút 90, nếu MU đang thắng, thì tính trung bình tổng thời gian trận đấu là 93 phút 18 giây; còn nếu MU đang thua, tổng thời gian là 94 phút 37 giây. Fergie time = 79 giây, nhiều hơn so với các đội khác; Chelsea thậm chí bị thiệt 31 giây (xem hình bên).

    Xin trở lại với nhan đề của Dan Hodges ở trên. Tác giả ngầm nhắc tới việc rốt cuộc Sir Alex cũng chịu về hưu sau năm lần bảy lượt ngỏ ý hoặc thậm chí dọa sẽ về hưu, ví von bằng tiếng còi mãn cuộc một trận đấu tưởng chừng không bao giờ dứt. Trong sự nghiệp dài như vô tận ở MU, chính Sir Alex đã từng chứng kiến hai lần Fergie time nổi tiếng, với hai cung bậc cảm xúc khác nhau.

    Năm 1999, hai bàn liên tiếp trong thời gian bù giờ (Sheringham phút 91, và Solskjær phút 93) đã giúp MU lật ngược thế cờ, đánh bại Bayern Munich 2-1 để giành cúp Champions League, và đạt thành tích ăn ba (treble) trong năm đó. Ở lượt trận cuối cùng giải Premier League mùa 2011-2012, MU để vuột chức vô địch vào tay Manchester City ở những phút cuối. Hôm đó (ngày 13/5/2012), MU đá sân khách và thắng Sunderland 1-0, trận đấu kết thúc sớm hơn một chút so với trận Manchester City-Queens Park Rangers. _64345343_mancityĐá sân nhà nhưng tới phút 90 City vẫn bị dẫn 1-2; lúc đó coi như MU sắp vô địch. Phút 92, Edin Dzeko gỡ hòa 2-2 cho City. MU vẫn đang ở thế vô địch vì hơn 2 điểm. Phút 94, Sergio Agüero nâng tỉ số 3-2 cho City ở cú sút cuối cùng. Manchester City bằng điểm MU nhưng hơn hiệu số bàn thắng. Cả đội MU chết lặng ở sân bên kia vì mất chức vô địch tưởng đã bỏ túi. Còn cổ động viên City vui mừng hát vang “We won the league/On Fergie time/We won the league/On Fergie time” để chọc quê đội kình địch cùng thành phố bấy lâu nay lấn lướt City.

    Sir Alex còn gắn liền với một vài thành ngữ tiếng Anh lý thú khác trong thế giới bóng đá. Ông nổi tiếng không chỉ ở tài cầm quân mà còn ở cách đối xử không nương tay với cầu thủ, bất kể là siêu sao hay ong thợ cần mẫn, nếu họ làm ông phật ý. Mỗi lần ông nổi giận, cầu thủ MU cảm thấy như có một công-tắc bật lên trong đầu ông, rồi ông gí sát mặt vào cầu thủ, tuôn ra một tràng rủa xả không thương tiếc, nghe rào rào như máy sấy tóc. Cựu tiền vệ cánh Lee Sharpe là người đặt ra cụm từ “hairdryer treatment” để chỉ cơn thịnh nộ của Sir Alex. Hẳn nhiên, cầu thủ phải ráng chơi tốt vì sợ phải hứng chịu cơn giận kiểu này, như David Beckham từng nói: “The fear of getting the hairdryer was the reason why we all played so well. He was a manager you wanted to do well for.

    Tháng 3/2003, Sir Alex căng thẳng trong giai đoạn cuối mùa giải khi MU vất vả san bằng khoảng cách với đội đầu bảng Arsenal. (Rốt cuộc, MU vô địch mùa này, còn Arsenal hạng nhì.) Giai đoạn căng thẳng này được ông gọi là “squeaky bum time”, chắc hẳn vì cứ nhấp nha nhấp nhổm khi mài đũng quần trên ghế chỉ đạo trận đấu. Cụm từ này đã thành tiếng lóng bóng đá, đặc biệt vào lúc cao trào của một mùa giải. Năm 2005, từ này lần đầu tiên được đưa vào từ điển Collins English với định nghĩa “the tense final stages of a league competition, especially from the point of view of the leaders” (những giai đoạn cuối cùng căng thẳng của một giải vô địch, đặc biệt theo quan điểm của đội đầu bảng). Wikipedia ghi nhận hành động “squirming or moving forward and back in one’s seat while watching an exciting sporting event”(nhấp nhổm hoặc trườn tới trườn lui trên ghế khi đang xem một trận đấu thể thao hấp dẫn). Phần hạ màn (finale) của mùa giải 2011-2012 kể trên là một ví dụ điển hình của “squeaky bum time”. Còn mùa giải 2012-2013, Sir Alex ung dung về đích trước 5 lượt đấu.

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |