Học sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật như thế nào

Chủ đề   RSS   
  • #602310 04/05/2023

    Học sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật như thế nào

    Học sinh vi phạm thì bị xử lý kỷ luật như thế nào? Kỷ luật tại trường học sẽ do trường học quy định hay phải tuân theo một chuẩn chung?
     
    Xử lý kỷ luật đối với học sinh có hành vi xúc phạm thầy cô giáo như thế nào? Xử lý kỷ luật học sinh xúc phạm nhân phẩm, danh dự, người lao động, người học thì bị xử lý như thế nào? 7 điều mà học sinh không được làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường là gì?
     
    Trường hợp nào học sinh bị xử lý kỷ luật? Hình thức xử lý kỷ luật học sinh là gì?
     
    Học sinh bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại không? 
     
    Bài viết sau đây trình bày trình tự xử lý kỷ luật học sinh, quý thầy cô có thể tham khảo.
     
    1.Khi nào thì xử lý kỷ luật học sinh?
     
    Căn cứ Điều 22 Luật Giáo dục 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong trường học, cụ thể:
     
    - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
     
    - Xuyên tạc nội dung giáo dục.
     
    - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
     
    - Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
     
    - Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
     
    - Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
     
    Học sinh thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong trường học sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
     
    2.Hình thức xử lý kỷ luật?
     
    Căn cứ khoản 2 Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hình thức xử lý kỷ luật học sinh như sau:
     
    - Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
     
    - Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
     
    - Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
     
    Học sinh vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo 3 hình thức nêu trên.
     
    3.Trình tự xử lý kỷ luật học sinh tại trường THPT?
     
    Căn cứ mục B Thông tư 08/TT năm 1988 quy định về lập hồ sơ đề nghị xét kỉ luật (đối với những hình thức kỉ luật tự khiển trách trước Hội đồng nhà trường trở lên):
     
    Bước 1: Sau khi phát hiện những học sinh mắc khuyết điểm sai phạm từ mức độ cần đề nghị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường trở lên, giáo viên chủ nhiệm lớp phải lập hồ sơ và báo cáo ngay với Hiệu trưởng và Hội đồng kỉ luật của nhà trường để xét và thi hành kỉ luật kịp thời, qua đó giáo dục chung cho học sinh toàn trường, đồng thời nhà trường phải thông báo cho gia đình học sinh biết để có trách nhiệm phối hợp cùng nhà trường tiến hành giáo dục con em sửa chữa khuyết điểm.
     
    Hồ sơ xét kỉ luật đối với những học sinh phạm lỗi này bao gồm: Bản tự kiểm điểm sai phạm của học sinh phạm lỗi (sau khi đã tham khảo ý kiến của tập thể lớp của học sinh phạm lỗi) kèm theo những tài liệu, tang vật nếu có.
     
    Bước 2: Xét quyết định kỉ luật:
     
    Trên cơ sở hồ sơ đề nghị, xét kỉ luật do giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo và đề nghị Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ căn cứ vào ý thức phạm lỗi, tính chất và mức độ tác hại của hành động phạm lỗi của từng học sinh mà quyết định hình thức kỉ luật thích đáng (từ mức độ khiển trách trước Hội đồng kỉ luật trở lên).
     
    Thành phần của Hội đồng kỉ luật nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng, đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoặc đại biểu Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường, Giáo viên chủ nhiệm lớp của học sinh phạm lỗi và hai giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và được Hội đồng giáo dục tín nhiệm về đạo đức cử làm ủy viên của Hội đồng kỉ luật.
     
    Hiệu trưởng chủ trì các phiên họp của Hội đồng kỉ luật, Hội đồng kỉ luật họp kín khi biểu quyết kỉ luật. Phương thức biểu quyết là bỏ phiếu kín. Cha mẹ học sinh và bản thân học sinh phạm lỗi được mời đến tham dự buổi họp của Hội đồng kỉ luật để nghe báo cáo về khuyết điểm sai phạm của học sinh. Khi Hội đồng kỉ luật bàn bạc và biểu quyết hình thức kỉ luật thì không được tham dự. Hội đồng kỉ luật biểu quyết theo đa số. Riêng đối với hình thức đuổi học phải có ít nhất là 2/3 số thành viên biểu quyết tán thành. Những vụ kỉ luật phức tạp cần được đưa ra trước Hội đồng giáo dục của nhà trường bàn hướng giải quyết trước khi Hội đồng kỉ luật họp để xét và biểu quyết.
     
    Biên bản thảo luận và biểu quyết của Hội đồng kỉ luật phải được chuyển ngay cho Hiệu trưởng để xét và quyết định kỉ luật. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với Hội đồng kỉ luật phải báo ngay với Phòng giáo dục (cấp PTCS) hoặc Sở giáo dục (cấp PTTH) xét, quyết định và thông báo ngay cho học sinh và gia đình học sinh biết.
     
    Lưu ý về thời hạn xét kỷ luật:
     
    - Xét định kì hàng tháng, cuối học kì, cuối năm học.
     
    - Xét đột xuất để thi hành kỉ luật kịp thời nhắm nâng cao tác dụng giáo dục chung cho toàn trường và nhanh chóng hạn chế tác hại của hành động phạm lỗi.
     
    Ngoài ra, Học sinh và cha mẹ học sinh có quyền khiếu nại về kỉ luật của mình từ mức kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường trở lên trong thời hạn một tuần lễ kể từ ngày được thông báo quyết định kỉ luật:
     
    Nếu bị kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường hoặc bị đuổi học 1 tuần lễ thì làm đơn khiếu nại với nhà trường. Hiệu trưởng phải xem xét lại vụ kỉ luật và tra lời ngay cho đương sự trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu phát hiện có sai lầm trong việc xét kỉ luật thì Hiệu trưởng phải triệu tập ngay Hội đồng kỉ luật của nhà trường để bàn bạc, xem xét vụ kỉ luật cho thỏa đáng trong phạm vi 1 tuần lễ kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
     
    Nếu bị kỉ luật đuổi 1 năm thì có thể làm đơn khiếu nại với nhà trường hoặc cơ quan giáo dục cấp trên (Phòng giáo dục đối với cấp 1, 2; Sở giáo dục đối với cấp PTTH). Hiệu trưởng phải xem xét lại vụ kỉ luật và trả lời ngay cho đương sự trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu phát hiện có sai lầm trong việc xét kỉ luật thì Hiệu trưởng phải triệu tập ngay Hội đồng kỉ luật của nhà trường để bàn bạc xem xét vụ kỉ luật cho thỏa đáng trong phạm vi 1 tuần kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
     
    Phòng, Sở giáo dục sau khi nhận được đơn khiếu nại của học sinh hoặc cha mẹ học sinh phải xem xét lại vụ kỉ luật và trả lời cho đương sự trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
     
    Như vây, Học sinh vi phạm hành vi bị cấm tại trường học sẽ bị xử lý kỷ luật bởi 1 trong 3 hình thức: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm; tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải lập hồ sơ và báo cáo ngay với Hiệu trưởng và Hội đồng kỉ luật của nhà trường để xét và thi hành kỉ luật kịp thời theo trình tự quy định.
     
    30339 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận