Học sinh giỏi và yếu không được chung lớp học thêm

Chủ đề   RSS   
  • #343141 08/09/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Học sinh giỏi và yếu không được chung lớp học thêm

    Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông hướng dẫn việc tổ chức dạy thêm học thêm trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông như sau:

    (1) Nhà trường không tiếp tục tổ chức dạy học tăng tiết trái buổi có thu tiền của học sinh như đã tiến hành trong các năm học vừa qua. Các hoạt động dạy học trong nhà trường có thu tiền của học sinh, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GDĐT ban hành nay được gọi là hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường và phải tuân theo các quy định về dạy thêm, học thêm.

    (2) Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của học sinh.

    (3) Không được cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

    (4) Học sinh tham gia học thêm trên cơ sở tự nguyện và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

    (5) Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo biên chế các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

    (6) Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

    (7) Nhà trường phải quản lý để hoạt động dạy học chính khoá được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường đúng quy định. Các trường chỉ được tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sau khi đã tiến hành đầy đủ các thủ tục pháp lý theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động.

    Nội dung trên được đề cập tại Công văn 3097/GDĐT-TrH ngày 05/9/2014.

     
    6107 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #574236   30/07/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Việc tách lớp và phân loại học sinh như vậy sẽ giúp giáo viên có những phương pháp dạy hiệu quả hơn. Nếu học sinh giỏi có thể tăng tốc độ giảng bài, tập trung vào những kiến thức khó hơn. Còn đối với học sinh yếu thì việc giảng dạy yêu cầu sự chậm rãi và tỉ mỉ hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #574239   30/07/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Việc yêu cầu học sinh cung lớp học thêm có học lực tương đương là phù hợp. Việc có học lực tương đương sẽ giúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với từng học sinh. Đối với học sinh giỏi có thể dạy nhanh các kiển thức cơ bản, bổ sung thêm các kiến thức nâng cao giúp các em có thể đạt điểm theo mong muốn của các em. Đối với các em học lực yếu thì dạy chậm, kĩ các kiến thức căn bản để các nắm vững. Thực tế dù Sở không hướng dẫn thì thầy cô khi giảng dạy cũng đã triển khai phương án này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #574244   30/07/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Học sinh giỏi và học sinh yếu theo mình thấy thì khả năng tiếp thu không giống nhau. Học sinh giỏi khả năng tiếp thu và nhạy bén hơn cho nên việc phân loại học sinh để giảng dạy sẽ hiểu quả hơn. Giáo viên cũng dễ dàng giảng dạy hơn bởi thực lực học sinh đồng đều, không bị chênh lệch, mục đích học tập, giảng dạy của thầy và trò sẽ đạt hiểu quả tối đa.

     
    Báo quản trị |  
  • #574268   31/07/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình thấy nếu tách học sinh giỏi và học sinh yếu ra thành các lớp khác nhau cũng là ý kiến hay. Mỗi lớp ở trình độ khác nhau thầy cô có thể điều chỉnh phương thức dạy sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, các bạn học học yếu sẽ không bị tự ti về bản thân nếu không học bằng các bạn khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #575070   31/08/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Việc phân chia trình độ, xếp lớp quả thật rất có hiệu quả trong việc giảng dạy của cả thầy và trò. Cùng một mặt bằng chung giáo viên sẽ biết cách giảng dạy phụ hợp, dễ quản lý học sinh hơn,… ở cùng một trình độ học sinh sẽ không phải căng thẳng khi phải học chung với những bạn quá giỏi “không theo kịp”, tâm lý học sinh sẽ thoải mái, học sẽ hiệu quả hơn.

     
    Báo quản trị |