Học cách nhận dạng chữ ký giả mạo!

Chủ đề   RSS   
  • #496342 08/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Học cách nhận dạng chữ ký giả mạo!

    Đại đa số, mỗi người khi đã biết viết đều tự tạo cho mình một chữ ký, thậm chí có người không biết chữ cũng có chữ ký. Chữ ký là một dạng đặc biệt của chữ viết, nó không tuân theo một quy luật nhất định mà là một quy ước riêng cho mỗi người nhằm xác nhận văn bản, giấy tờ của người khác (chủ yếu là những người có thẩm quyền)Chữ ký trên giấy tờ, tài liệu có nhiều tác dụng khác nhau: có chữ ký làm cho tài liệu có giá trị pháp lý, có chữ ký chỉ nhằm xác nhận một sự kiện nào đó,…

    Chữ ký có thể thay đổi theo từng thời gian và do ý muốn của người ký, nhưng nó vẫn mang tính ổn định nhất định và có tính đặc trưng của người tạo ra nó. Thực tiễn cho thấy bên cạnh việc giả mạo chữ viết, con dấu, bọn tội phạm còn giả mạo cả chữ ký trong văn bản giấy tờ, tài liệu để thực hiện mục đích của chúng, cho dù chúng hoàn toàn biết hành vi của mình có thể bị xử lý mạnh theo Bộ luật Hình sự. Do vậy, việc nhận dạng chữ ký cũng phải dựa trên các nguyên tắc và phương pháp của việc giám định chữ viết tay.

                             

    Bọn tội phạm thường có những thủ đoạn giả mạo chữ ký như sau:

    Cố ý làm thay đổi chữ ký của mình: Với mục đích để phủ nhận việc mình đã ký trong một văn bản nào đó, thủ phạm đã cố ý thay đổi chữ ký của mình bằng cách tạo ra một dạng chữ ký khác.

    Ví dụ: A có đơn kiến nghị ngăn chặn việc B chuyển dịch tài sản thuộc quyền sở hữu của B, đơn được in sẵn, A ra ủy ban nhân dân xã xin chứng thực chữ ký. Nhưng với mục đích nhằm gây thiệt hại cho B, A đã cố tình tạo một chữ ký khác. Khi bị truy cứu trách nhiệm, A sẽ phủ nhận chữ ký đó để lẩn tránh trách nhiệm.

    Dạng chữ ký này có đặc điểm là: Tốc độ chuyển động chậm chạp so với chữ ký thường sử dụng, có sự sai khác phần đầu và cuối chữ ký, hình dáng nói chung hơi giống và trong chữ ký còn tồn tại nhiều đặc điểm riêng của chữ ký thật.

    Tạo ra chữ ký người khác (bắt chước): Chữ ký được tạo ra bằng thủ đoạn này nói chung đường nét tương đối tự nhiên, lưu loát. Song, rất nhiều đặc điểm từ hình dáng chung đến các chi tiết đều khác chữ ký thật.

    • Ký giả theo mẫu có sẵn: Thủ đoạn này có hai hình thức là tập cho quen để ký và nhìn ký.

    - Chữ ký được luyện tập nhiều lần rồi mới ký có đặc điểm: Hình dáng chung tương đối giống chữ ký thật, tốc độ chuyển động nhanh, một số đặc điểm chung và riêng giống chữ ký thật. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những chi tiết khác chữ ký thật ở chỗ: trục chữ, mối tương quan giữa các đường nét, đặc điểm liên kết, hướng chuyển động phức tạp.

    - Chữ ký được ký bằng cách nhìn để ký: nói chung dễ nhận dạng vì có những đặc điểm: tốc độ chuyển động chậm chạp, đường nét run, gãy, gai, đậm, có nhiều điểm dừng bút vô lý. Tuy vậy, độ lớn của chữ ký giả tương đối giống chữ ký thật.

    • Ký giả theo trí nhớ: người ký đã từng quan sát chữ ký thật, chưa có sự luyện tập, khi ký không có mẫu chữ ký thật để bắt chước. Đặc điểm nhận dạng chữ ký này là chữ ký có phần giống chữ ký thật, tốc độ ký nhanh. Nhưng có đặc điểm riêng là: hướng chuyển động, mối tương quan giữa các nét, nét thừa hoặc thiếu khác biệt với chữ ký thật.

    Ngoài các thủ đoạn trên, bọn tội phạm còn có thủ đoạn đồ, tô và vẽ chữ ký. Cụ thể là đồ chữ ký qua ánh sáng ngược. Đồ qua giấy than hoặc gây vết hằn bằng cách dùng vật nhọn như que, bút bi, bút chì,… tô theo mẫu chữ ký thật, tạo chữ ký giả, sau đó tô theo mực giấy than hoặc theo vết hằn bằng bút mực. Việc vẽ mẫu chữ ký thật thường là bằng bút chì, sau đó tô lại bằng bút mực. Đặc điểm nhận dạng các loại chữ ký này là: các đường nét chuyển động chậm chạp, thiếu tự nhiên, cong queo, nét bắt đầu và nét kết thúc không sắc nhọn, mức độ ấn bút đều, nhiều điểm dừng bút vô lý.

     
    22998 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    Mydung0407 (08/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #496346   08/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Nếu nhìn bằng mắt thường thì việc nhận dạng chữ ký thật giả là không phải chuyện đơn giản. Trên thực tế vẫn thường xuyên xảy ra các vụ lừa đảo, giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản. Pháp luật đã quy định rất chi tiết và cụ thể về vấn đề này và đã có những hình phạt thích đáng.

     
    Báo quản trị |  
  • #496378   08/07/2018

    Cảm ơn bạn vì bài viết rất bổ ích. Tuy nhiên, xét về mặt lý thuyết thì chúng ta có thể nhận dạng được chữ ký giả. Tuy nhiên, trên thực tế muốn nhận biết được chữ ký giả đối với những người chuyên nghiệp thì rất khó. Vì vậy, nếu trong trường hợp chữ ký mang tính chất quan trọng thì nên kiểm tra bằng nhiều cách để tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #560044   07/10/2020

    bây giờ có hình thức ký số điện tử, mong là sẽ phổ biến, vì có nhiều người đối với họ ký rất khó khăn vì ký trăm lần là ra trăm nét khác nhau.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dat.pham@zalora.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/10/2020)
  • #560050   08/10/2020

    quynhhoa678
    quynhhoa678

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cho mình hỏi là trong trường hợp 1 người nhưng họ kí chữ kí mỗi lần là khác nhau, có thể khác nhau tới 30-40% vậy thì làm sao xác định thật giả nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quynhhoa678 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/10/2020)