Hoa Hậu Trương Hồ Phương Nga "Không tin Viện kiểm sát" giữ "Quyền im lặng"

Chủ đề   RSS   
  • #458434 22/06/2017

    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


    Hoa Hậu Trương Hồ Phương Nga "Không tin Viện kiểm sát" giữ "Quyền im lặng"

    Ngày hôm nay, 22/06/2017 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vụ án HH Trương Hồ Phương Nga về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra xét xử lần 2. Tại phiên tòa Bị cáo Trương Hồ Phương Nga đã sử dụng quyền im lặng, bị cáo Nga khẳng định không tin tưởng cơ quan điều tra nên không khai và bị cáo cũng nói nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền và bị cáo Nga không có nghĩa vụ phải chứng minh mình bị oan.

    Theo cáo trạng  của Viện KSND TP.HCM Trương Hồ Phương Nga quen biết với ông Cao Toàn Mỹ (sinh năm 1977) qua mạng xã hội.

    Khoảng năm 2012 Nga nói với ông Mỹ rằng mình có khả năng kinh doanh bất động sản và có người quen bán nhà với giá rẻ, nói ông Mỹ đưa tiền để Nga mua giúp.

    Sau khi ông Mỹ đưa tiền nhưng Nga viện lý do mua bán không thành, giới thiệu căn khác nhưng rồi cũng không giao nhà.

    Sau khi nói mua bán đổi sang nhiều căn nhà khác và ông Mỹ vẫn tin tưởng chuyển thêm tiền, đến tháng 11-2013, Nga viết giấy xác nhận đã nhận 16,5 tỉ đồng của ông Mỹ để mua nhà.

    30 ngày sau không thấy Nga liên lạc để làm thủ tục sang tên nhà, ông Mỹ đi tìm hiểu thì biết mình bị lừa. Đòi Nga trả tiền không được, ông Mỹ làm đơn tố cáo và Nga cùng Dung (bạn Nga) bị khởi tố, bắt giam.

    Trong phiên tòa sơ thẩm đầu tiên được mở ngày 21-9-2016, Phương Nga bất ngờ cho lời khai rằng giữa Nga và ông Mỹ có mối quan hệ tình cảm và số tiền 16,5 tỉ đồng trên là để thực hiện "hợp đồng tình cảm" giữa Nga và Mỹ trong 7 năm.

    Nga khai không lừa đảo ông Cao Toàn Mỹ.

    Về quyền im lặng của bị cáo, ở Việt Nam tuy chưa ghi nhận trực tiếp về quyền im lặng, nhưng quyền này được thể hiện gián tiếp ở nhiều điều luật của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 khi cho phép người bị bắt không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc nhận có tội.

    Cụ thể về quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp tại các điểm e khoản 1 điều 58, điểm c khoản 2 điều 59, điểm d khoản 1 điều 60, điểm h khoản 2 điều 61. Theo đó, ghi nhận: người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can và bị cáo đều có quyền trình bày ý kiến, trình bày lời khai, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

    Khoản 3 Điều 309 cho phép tại phiên tòa, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.

    Điều 15 cũng quy định Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

     
    10305 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn lan_le vì bài viết hữu ích
    MayDuong (25/08/2018) anthuylaw (24/06/2017) huynhthu95 (23/06/2017) thuongkp2708 (23/06/2017) DT_DA (22/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #458438   22/06/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    mình rất mong cô Nga vô tội. Từ khi báo chí rần rần vụ này mình luôn theo dõi các bài viết của Ls Hưng. Mình rất nể cô HH này khi đối đáp với VKS một cách sắc bén, nhưng không biết nội tình thế nào nhưng đến giờ phút cuối cô ấy lại từ chối Ls Hưng.

    Cập nhật bởi thuyhanh2512 ngày 22/06/2017 10:18:59 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #458781   25/06/2017

    lan_le
    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


    thuyhanh2512 viết:

    mình rất mong cô Nga vô tội. Từ khi báo chí rần rần vụ này mình luôn theo dõi các bài viết của Ls Hưng. Mình rất nể cô HH này khi đối đáp với VKS một cách sắc bén, nhưng không biết nội tình thế nào nhưng đến giờ phút cuối cô ấy lại từ chối Ls Hưng.

    Mình cũng thấy rất tội nghiệp và xót xa cho Nga, nhưng cũng nể phục bản lĩnh của Nga trước tòa. Cảm giác xem Nga trả lời và ánh mắt của Nga nhìn hội đồng xét xử có gì đó giống Bầu Kiên, rất kiên quyết nhưng cũng chất chứa sự căm phẫn ở trong đó.

    Trong câu chuyện này vì không được trực tiếp đọc hồ sơ vụ án,những thông tin được biết chỉ là qua báo chí, mạng xã hội nên không dám khẳng định ai đúng ai sai, chỉ cảm giác rằng cô Nga này rất tội nghiệp còn ông Mỹ thì như một thằng hèn.

     
    Báo quản trị |  
  • #458446   22/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào chính thức quy định về quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, họ quy định quyền im lặng là quyền không khai báo khi không có sự tư vấn, chứng kiến của luật sư. Theo đó, khái niệm im lặng không có nghĩa là không nói bất cứ điều gì mà im lặng là chưa khai khi chưa có sự hiện diện của luật sư. Hiểu theo cách như trên thì im lặng chỉ được thực hiện trong một giới hạn nhất định, khi chưa có luật sư thì người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ không khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến nội dung vụ việc; Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu im lặng có nội hàm rộng hơn không khai báo. Không khai báo không đồng nhất với im lặng, không khai báo là không nói bất cứ điều gì có liên quan vụ việc, trường hợp đặc biệt người bị bắt, người bị tạm giữ vẫn khai nhưng khai báo quanh co, chối tội, khai không đúng sự thật thì vẫn nằm trong khái niệm không khai báo. Trong trường hợp này, im lặng là không khai bất cứ điều gì có liên quan đến vụ việc trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Kể cả trong trường hợp có luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì im lặng vẫn hiện hữu và vẫn có thể được thực hiện. Vì vậy, một khi quyền im lặng vẫn có hiệu lực thì đồng nghĩa họ có quyền im lặng trong suốt quá trình tố tụng, thậm chí cho đến khi họ ra trước Tòa án.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    lan_le (25/06/2017)
  • #458650   24/06/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


     

    thuytrang95 viết:

     

    Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào chính thức quy định về quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, họ quy định quyền im lặng là quyền không khai báo khi không có sự tư vấn, chứng kiến của luật sư. Theo đó, khái niệm im lặng không có nghĩa là không nói bất cứ điều gì mà im lặng là chưa khai khi chưa có sự hiện diện của luật sư. Hiểu theo cách như trên thì im lặng chỉ được thực hiện trong một giới hạn nhất định, khi chưa có luật sư thì người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ không khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến nội dung vụ việc; Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu im lặng có nội hàm rộng hơn không khai báo. Không khai báo không đồng nhất với im lặng, không khai báo là không nói bất cứ điều gì có liên quan vụ việc, trường hợp đặc biệt người bị bắt, người bị tạm giữ vẫn khai nhưng khai báo quanh co, chối tội, khai không đúng sự thật thì vẫn nằm trong khái niệm không khai báo. Trong trường hợp này, im lặng là không khai bất cứ điều gì có liên quan đến vụ việc trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Kể cả trong trường hợp có luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì im lặng vẫn hiện hữu và vẫn có thể được thực hiện. Vì vậy, một khi quyền im lặng vẫn có hiệu lực thì đồng nghĩa họ có quyền im lặng trong suốt quá trình tố tụng, thậm chí cho đến khi họ ra trước Tòa án.

     

     

    Theo tôi, tuy hiện nay không có Văn bản qui phạm pháp luật nào ghi rõ "người bị buộc tội được quyền im lặng" nhưng Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại đoạn 1 điều 15; điểm d khoản 1 điều 58; điểm c khoản 2 điều 59; điểm d khoản 2 điều 60 và điểm h khoản 2 điều 61 có qui định người bị  buộc tội có quyền "Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội", đây là quyền nên người bị buộc tội muốn trình bày hoặc im lặng (không trình bày) đều được, tức đó là các cơ sở pháp lý cho phép người bị buộc tội được quyền im lặng.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/06/2017) nguoinhaque009 (28/06/2017)
  • #458465   23/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Chào bạn

    Việc bị cáo Nga giữ quyền im lặng trong phiên tòa ngày 22/06/2017 là đúng với Luật định và áp dụng triệt để. Đúng như bà Nga nói " HĐXX có thể dựa trên những chứng cứ, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình bị oan. Nghĩa vụ chứng minh bị cáo phạm tội là của các cơ quan tố tụng. Bị cáo cũng tin những chứng cứ (buộc tội) đó là giả, không thể nào HĐXX công nhận được"

    Việc chứng minh bị cáo phạm tội hay không là về phía cơ quan tố tụng và điều tra viên thông qua các chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra. Mình thấy rằng việc kiểm sát viên yêu cầu bà Nga chứng minh "vô tội" trước tòa là không hợp lý và sai so với quy định. Chắc có lẽ vị đại diện viện kiểm sát đã quên mất quy định này mất rồi.

    Vẫn đang hóng phiên tòa ngày hôm nay 23/06/2017 tiếp tục.

     
    Báo quản trị |  
  • #458793   25/06/2017

    lan_le
    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


    DT_DA viết:

    Chào bạn

    Việc bị cáo Nga giữ quyền im lặng trong phiên tòa ngày 22/06/2017 là đúng với Luật định và áp dụng triệt để. Đúng như bà Nga nói " HĐXX có thể dựa trên những chứng cứ, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình bị oan. Nghĩa vụ chứng minh bị cáo phạm tội là của các cơ quan tố tụng. Bị cáo cũng tin những chứng cứ (buộc tội) đó là giả, không thể nào HĐXX công nhận được"

    Việc chứng minh bị cáo phạm tội hay không là về phía cơ quan tố tụng và điều tra viên thông qua các chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra. Mình thấy rằng việc kiểm sát viên yêu cầu bà Nga chứng minh "vô tội" trước tòa là không hợp lý và sai so với quy định. Chắc có lẽ vị đại diện viện kiểm sát đã quên mất quy định này mất rồi.

    Vẫn đang hóng phiên tòa ngày hôm nay 23/06/2017 tiếp tục.

    Mình đang rất chờ đợi phiên xét xử ngày mai để xem Nga có tiếp tục giữ quyền im lặng hay không. Không được đọc hồ sơ vụ án nên mình ko biết chính xác được câu chuyện như thế nào chỉ mong rằng HĐXX sẽ xét xử vụ án theo sự thật khách quan, ai có tội thì người ấy phải chịu hình phạt để công lý là của tất cả mọi người chứ không phải chỉ là của người có quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #458497   23/06/2017

    AnhLeNhat
    AnhLeNhat

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 3 lần


    Ông cao toàn mỹ, tôi đoán là người miền trung

     
    Báo quản trị |  
  • #458794   25/06/2017

    lan_le
    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


    AnhLeNhat viết:

    Ông cao toàn mỹ, tôi đoán là người miền trung

    Sao bạn AnhLeNhat lại đoán như vậy? Mình không biết bạn chỉ giỡn vui hay có định kiến vùng miền nhưng không nên đoán như vậy khi không có cơ sở, hơn nữa đây là topic để thảo luận xung quanh vụ việc HH Phương Nga nên mong bạn ko có những bình luận ko liên quan như vậy nữa. Tks.

     
    Báo quản trị |  
  • #458503   23/06/2017

    LSHoangPhuong
    LSHoangPhuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2017
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 13 lần


    sao bạn lại nghĩ như vậy? 

     
    Báo quản trị |  
  • #458510   23/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Phiên tòa sáng nay vẫn tiếp tục giữ im lặng rồi, không biết sự thật bên trong như thế nào nhưng cô này lại nói là bị ép khai thế này, thế kia. Việc im lặng như thế này về lâu về dài mình thấy cũng không có lợi gì cho cô này, mình đồng ý với bạn ở phía trên, việc chứng minh cô ấy vô tội đâu phải là nhiệm vụ của cô ấy. Hiến pháp cũng có quy định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Một vài chi tiết nhỏ cũng thấy thiếu sót của cơ quan xét xử rồi. Mình cũng hy vọng cô gái này vô tội, chờ theo dõi tiếp thôi 

     
    Báo quản trị |  
  • #458516   23/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Ở Việt Nam chưa công nhận quyền im lặng của công dân. Nhưng đúng như lời bị cáo Phương Nga nói "Bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, nghĩa vụ đó thuộc về Hội đồng thẩn phán, VKS và CQĐT". Với biện pháp cứng rắn của mình Phương Nga sẽ bảo vệ được quyền lợi của bản thân mình, nhưng sẽ làm cho vụ án ngày càng phức tạp và kéo dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #458590   23/06/2017

    lan_le
    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


    Cập nhật.

    Tại ngày xét xử thứ 2, HH Trương Hồ Phương Nga vẫn tiếp tục giữ quyền im lặng.

    Về phía ông Mỹ vẫn khai giữa hai người là quan hệ bạn bè thân thiết chứ không có quan hệ tình cảm. Hai người quen biết qua một số lần ông mời Phương Nga cộng tác trong sự kiện.  Khi luật sư Hùng nói: "Ông Mỹ, ông nói giữa ông và cô Nga có tình cảm bạn bè". Lúc này ông Cao Toàn Mỹ giật mình: "Tôi không khai báo như vậy"

    Về các lần xuất cảnh được cho là cùng nhau, ông Mỹ nói là do trùng hợp ngẫu nhiên vào những dịp Nga đi mua sắm với bạn trai, đi đóng phim. Việc ở chung khách sạn là có nhưng hai người không ở chung phòng, và ông chưa từng thanh toán tiền phòng cho Phương Nga.

    Chúng ta sẽ tiếp tục chờ những diễn biến mới trong vụ việc này vào 8h ngày 26/6 tới.

     
    Báo quản trị |  
  • #458599   24/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Sự thật của câu chuyện thì chúng ta chưa thể khẳng định được hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta càng ủng hộ cách Phương Nga sử dụng quyền im lặng của mình bao nhiêu thì ta lại buồn bấy nhiêu với cách xử lý của Viện kiểm sát. Buồn thay, bị cáo "không tin tưởng Viện kiểm sát" có lẽ rất đáng là một câu nói để ta phải suy ngẫm xem xét về lòng tin của người dân vào chất lượng, cách thức làm việc của cơ quan công quyền, những người thực hiện công lý. 

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #458783   25/06/2017

    lan_le
    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


    Sensen93 viết:

    Sự thật của câu chuyện thì chúng ta chưa thể khẳng định được hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta càng ủng hộ cách Phương Nga sử dụng quyền im lặng của mình bao nhiêu thì ta lại buồn bấy nhiêu với cách xử lý của Viện kiểm sát. Buồn thay, bị cáo "không tin tưởng Viện kiểm sát" có lẽ rất đáng là một câu nói để ta phải suy ngẫm xem xét về lòng tin của người dân vào chất lượng, cách thức làm việc của cơ quan công quyền, những người thực hiện công lý. 

    Quyền im lặng ở Việt Nam tuy chưa ghi nhận trực tiếp nhưng đã được thể hiện gián tiếp ở nhiều điều luật của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 khi cho phép người bị bắt không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc nhận có tội.

    Cụ thể tại các điểm e khoản 1 điều 58, điểm c khoản 2 điều 59, điểm d khoản 1 điều 60, điểm h khoản 2 điều 61 BLTTHS. Điểm e khoản 1 điều 58, điểm c khoản 2 điều 59, điểm d khoản 1 điều 60, điểm h khoản 2 điều 61, Khoản 3 Điều 309, Điều 15 BLTTHS.

     
    Báo quản trị |  
  • #458625   24/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình có một thắc mắc trong vụ án này là việc bị cáo Phương Nga không tin tưởng cả Luật sư của mình, và việc Luật sư có cung cấp một số bằng chứng cho hội đồng xét xử, nhưng những chứng cứ đó xin được hội đồng xét xử không công khai, vậy việc cung cấp đã được thảo thuận bị cáo Phương Nga hay chưa. Trước đây không theo dõi vụ án này, nhưng nay theo dõi mới thấy vụ án này có nhiều việc chưa được làm rõ, đặc biệt với thái đội của bị cáo Phương Nga trong việc giữ quyền im lặng trong quá trình xét xử. 

     
    Báo quản trị |  
  • #458795   25/06/2017

    lan_le
    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


    Trantranglong viết:

    Mình có một thắc mắc trong vụ án này là việc bị cáo Phương Nga không tin tưởng cả Luật sư của mình, và việc Luật sư có cung cấp một số bằng chứng cho hội đồng xét xử, nhưng những chứng cứ đó xin được hội đồng xét xử không công khai, vậy việc cung cấp đã được thảo thuận bị cáo Phương Nga hay chưa. Trước đây không theo dõi vụ án này, nhưng nay theo dõi mới thấy vụ án này có nhiều việc chưa được làm rõ, đặc biệt với thái đội của bị cáo Phương Nga trong việc giữ quyền im lặng trong quá trình xét xử. 

    Phương Nga đã nói là không tin tưởng viện kiểm sát và cả luật sư của mình, mình cũng như bạn đó là thắc mắc tại sao cô ấy lại có  suy nghĩ như vậy, phải chăng có uẩn khúc gì ở đây mà chúng ta ko biết mới khiến cô ấy mất hết niềm tin vào cơ quan công tố cũng như người bảo vệ mình. Hơn nữa cái ánh mắt đầy căm phẫn của cô ấy cũng khiến cho những người quan tâm vụ án này ko khỏi băn khoăn.

     
    Báo quản trị |  
  • #458646   24/06/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Mình hoàn toàn đồng ý với bà Nga khi nói rằng nghĩa vụ chứng minh bị cáo phạm tội là của các cơ quan tố tụng bởi vì không một ai được xem là có tội khi chưa có phán quyết của Tòa án. Việc yêu cầu bà Nga phải trình bày để chứng minh mình bị oan chẳng khác nào cơ quan công quyền đã cho rằng bà Nga là người có tội khi chưa có kết quả cuối cùng cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #458797   25/06/2017

    lan_le
    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


    vytran92 viết:

    Mình hoàn toàn đồng ý với bà Nga khi nói rằng nghĩa vụ chứng minh bị cáo phạm tội là của các cơ quan tố tụng bởi vì không một ai được xem là có tội khi chưa có phán quyết của Tòa án. Việc yêu cầu bà Nga phải trình bày để chứng minh mình bị oan chẳng khác nào cơ quan công quyền đã cho rằng bà Nga là người có tội khi chưa có kết quả cuối cùng cả.

    Mình cũng đồng quan điểm với bạn Vytran về việc Nga Nói rằng nghĩ vụ chứng minh tội phạm là của cơ quan tiến hành tố tụng, còn Nga  có quyền chứng minh mình vô tội chứ ko phải có nghĩa vụ chứng minh mình không có tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #458655   24/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    “quyền im lặng” còn được ghi nhận gián tiếp trong Điểm b khoản 1 Điều 73 quy định người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc, người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
     
    Khoản 3 Điều 309 cho phép tại phiên toà, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
     
    Quy định nhiệm vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng là một cách công nhận gián tiếp “quyền im lặng”.
    Theo quan điểm của mình, hoa hậu phương Nga im lạng ở giai đoạn này là điều cần thiết, có lợi cho cô ấy chứ không phải bất lợi như quan điểm của nhiều người. Im lặng ở đây đồng nghĩa với việc cô ấy giữ nguyên lời khai ở phiên sơ thẩm. 
    "Bị cáo im lặng không có nghĩa là đồng ý, im lặng chỉ là sự im lặng mà thôi"
    “Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh tội trạng của bị cáo, nghĩa vụ này là của cơ quan công tố”

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #458788   25/06/2017

    lan_le
    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


     

    anthuylaw viết:

     

    “quyền im lặng” còn được ghi nhận gián tiếp trong Điểm b khoản 1 Điều 73 quy định người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc, người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
     
    Khoản 3 Điều 309 cho phép tại phiên toà, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
     
    Quy định nhiệm vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng là một cách công nhận gián tiếp “quyền im lặng”.
    Theo quan điểm của mình, hoa hậu phương Nga im lạng ở giai đoạn này là điều cần thiết, có lợi cho cô ấy chứ không phải bất lợi như quan điểm của nhiều người. Im lặng ở đây đồng nghĩa với việc cô ấy giữ nguyên lời khai ở phiên sơ thẩm. 
    "Bị cáo im lặng không có nghĩa là đồng ý, im lặng chỉ là sự im lặng mà thôi"
    “Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh tội trạng của bị cáo, nghĩa vụ này là của cơ quan công tố”

     

     

    Mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn rằng HH Phương Nga im lặng trong giai đoạn này là cần thiết, là có lợi cho cô ấy chứ không phải bất lợi. Bởi lẽ Phương Nga đã rất tỉnh táo khi trả lời rằng “Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh tội trạng của bị cáo, nghĩa vụ này là của cơ quan công tố” nếu ko tỉnh táo như vậy cô ấy rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn chứng minh mình vô tội trong khi nghĩa vụ chứng minh cô có tội thuộc về cơ quan công tố.

    Cập nhật bởi lan_le ngày 25/06/2017 10:35:55 CH
     
    Báo quản trị |