Hồ sơ dự thầu năm 2024 được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn nào?

Chủ đề   RSS   
  • #609478 16/03/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27442
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 569 lần


    Hồ sơ dự thầu năm 2024 được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn nào?

    Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu năm 2024 bao gồm những gì? cụ thể về chúng như thế nào? Hồ sơ dự thầu được tính điểm như thế nào? Sau đây sẽ là phần giải đáp cho những thắc mắc nêu trên.

    Theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP, việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn và quy định về cụ thể những tiêu chuẩn đó như sau:

    (1) Năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được đánh giá theo những tiêu chuẩn nào?

    Tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư bao gồm các tiêu chí được quy định tại Điều 45 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:

    Về năng lực tài chính, khả năng thu xếp vốn:

    - Vốn chủ sở hữu: Xác định dựa trên tổng vốn đầu tư dự án.

    - Đối với dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và có sử dụng đất, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.

    - Đối với các dự án khác, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu được xác định theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực. Trường hợp không quy định cụ thể thì tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư.

    - Trường hợp liên danh: Vốn chủ sở hữu bằng tổng vốn của các thành viên, từng thành viên phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn. Nhà đầu tư đứng đầu liên danh góp tối thiểu 30%, thành viên khác góp tối thiểu 15%. 

    - Khả năng huy động vốn vay: Trường hợp liên danh, vốn vay của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn vay của các thành viên liên danh

    - Chỉ tiêu tài chính (nếu có). 

    Về kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự: được căn cứ theo lĩnh vực, quy mô đầu tư, thời gian và mức độ hoàn thành, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia. Gồm các tiêu chí như sau:

    - Kinh nghiệm đầu tư, xây dựng hoặc kinh nghiệm đầu tư (tùy dự án có hay không có phần xây dựng). 

    - Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, dự án tương tự. 

    - Kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt, trang thiết bị chuyên dùng (nếu có). 

    - Lịch sử tranh chấp, khiếu kiện và đánh giá hoạt động của cơ quan có thẩm quyền về nhà đầu tư.

    - Trường hợp liên danh thì kinh nghiệm được tính bằng tổng số dự án của các thành viên. Nhà đầu tư được quyền sử dụng kinh nghiệm của đối tác (tổ chức ký kết hợp đồng với nhà đầu tư để tham gia thực hiện dự án đầu tư kinh doanh và được nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu).

    - Đối với dự án sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến: Hồ sơ mời thầu có thể cho phép nhà đầu tư trong nước sử dụng đối tác là nhà thầu nước ngoài.

    (2) Phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư được đánh giá theo những tiêu chuẩn nào?

    Phương án đầu tư kinh doanh bao gồm các tiêu chí được quy định tại Điều 46 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:

    Tiêu chí

    Yêu cầu

    Kỹ thuật

    - Phù hợp của phương án đầu tư, xây dựng công trình dự án của nhà đầu tư (phạm vi, quy mô, sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, thời gian, tiến độ, phân kỳ đầu tư xây dựng công trình) với quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt

    - Sự phù hợp của thiết kế kiến trúc do nhà đầu tư đề xuất (công năng chính, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đồng bộ đối với dự án có cấu phần xây dựng). Ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 46 Nghị định 23/2024/NĐ-CP.

    - Tính khả thi của giải pháp ứng dụng công nghệ do nhà đầu tư đề xuất, chuyển giao công nghệ (nếu có), phù hợp về tiêu chí công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

    - Phù hợp với điều kiện đầu tư kinh doanh.

    - Dự án kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế; dự án đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó thì phải phù hợp của phương án đầu tư hệ thống đặt cược, phương án kinh doanh đặt cược với quy định của pháp luật.

    - Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa: Đáp ứng được chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà đầu tư cung cấp.

    - Dự án nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm: Đáp ứng được kỹ thuật chuyên ngành, phạm vi, quy mô nạo vét, khối lượng sản phẩm được thu hồi.

    - Dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn cấp nước, dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đáp ứng được chất lượng nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát nước và bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục, ổn định.

    Xã hội

    - Phương án, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có).

    - Khả năng đóng góp phúc lợi xã hội cho người lao động tại địa phương thông qua việc sử dụng lao động địa phương, đào tạo nguồn nhân lực, mức thu nhập bình quân và tốc độ tăng thu nhập bình quân.

    Đối với dự án khuyến khích xã hội hóa thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục thì phải đáp ứng được nhu cầu và lợi ích chăm sóc sức khỏe, lợi ích về giáo dục đào tạo cho người dân.

    Môi trường

    - Sự phù hợp của công trình, hàng hóa, dịch vụ cung cấp với quy định của pháp luật về môi trường.

    Đối với dự án nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm thì phải có giải pháp nạo vét để hạn chế tận thu sản phẩm ảnh hưởng đến vùng nước.

    Đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao thì phải có giải pháp giảm thiểu tác động.

    - Bảo vệ môi trường, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng.

    - Tỷ lệ sử dụng đất, tài nguyên; khả năng bảo tồn hoặc cải thiện đất, tài nguyên, hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực thực hiện dự án.

    (3) Hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương được đánh giá theo những tiêu chuẩn nào?

    Theo Điều 47 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương được xây dựng trên cơ sở một trong các tiêu chuẩn như sau:

    - Đối với dự án nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm: Giá trị bằng tiền nộp ngân sách Nhà nước, cụ thể:

    + Giá trị tối thiểu phần chênh lệch giữa kinh phí nạo vét và giá trị sản phẩm thu hồi trong trường hợp kinh phí nạo vét của dự án nhỏ hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm thu hồi.

    + Giá trị tối đa phần chênh lệch giữa kinh phí nạo vét và giá trị sản phẩm thu hồi trong trường hợp kinh phí nạo vét của dự án lớn hơn giá trị sản phẩm thu hồi.

    - Giá trị tối thiểu bằng tiền nộp ngân sách nhà nước căn cứ yêu cầu, tiêu chí đặc thù quy định tại pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.

    - Đối với dự án công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay có phát sinh doanh thu thì là tỷ lệ doanh thu tối thiểu được quy tương đương giá trị bằng tiền nộp ngân sách Nhà nước.

    - Khung giá, giá tối đa theo quy định của pháp luật về giá, pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.

    - Số lượng tối thiểu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian công cộng phục vụ cộng đồng xung quanh dự án và các dịch vụ vận hành kèm theo phù hợp với nhu cầu của địa phương nơi thực hiện dự án. 

    - Giá trị tối thiểu của hoạt động trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội hoặc giá trị tối thiểu của các hoạt động phúc lợi xã hội khác mà nhà đầu tư đóng góp cho địa phương, phù hợp với nhu cầu của địa phương nơi thực hiện dự án.

    - Ngưỡng tối đa tổng lượng phát thải các chất độc hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    (4) Hồ sơ dự thầu được tính điểm như thế nào?

    Cách thức tính điểm: Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1000. Điểm tổng hợp được tính dựa trên nguyên tắc như sau: 

    + Điểm năng lực và kinh nghiệm (chiếm 20% - 30% tổng số điểm). 

    + Điểm phương án đầu tư kinh doanh (chiếm 20% - 50% tổng số điểm). 

    + Điểm hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương (chiếm 30% - 50% tổng số điểm). 

    Yêu cầu về điểm số: 

    - Điểm tổng hợp tối thiểu: 70%. 

    - Điểm tối thiểu cho mỗi tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chi tiết: 

    + Dự án một giai đoạn một túi hồ sơ: 60%. 

    + Dự án một giai đoạn hai túi hồ sơ: Những tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm và phương án đầu tư kinh doanh không được thấp hơn 70%. 

    - Điểm tối thiểu cho mỗi tiêu chí: 50% điểm tối đa của tiêu chí đó.

    Xếp hạng nhà đầu tư: Nhà đầu tư đạt điểm tối thiểu cho từng tiêu chuẩn và có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất. 

    Trường hợp đặc biệt: Đối với dự án có yêu cầu đặc thù về điều kiện đầu tư kinh doanh, quản lý, phát triển ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực, hồ sơ mời thầu có thể quy định cố định một hoặc các tiêu chí đánh giá về phương án đầu tư kinh doanh hoặc về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương mà không cần xây dựng thang điểm đối với những tiêu chí cố định như đã nêu trên.

     
    208 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (23/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận