Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

Chủ đề   RSS   
  • #592625 22/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

    Thế chấp là một thủ tục giao dịch dân sự của một bên cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Tài sản thế chấp có nhiều loại trong đó quyền sử dụng đất thường được xem là tài sản có giá được người vay sử dụng thế chấp với ngân hàng.
     
    ho-so-dang-ky-the-chap-quyen-su-dung-dat-bao-gom-nhung-gi
     
    Thế chấp là một quy trình không thể thiếu đối với người thực hiện vay vốn. Bởi vì, dù bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng hoặc cá nhân đều phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, nếu không đăng ký thế chấp sẽ không có hiệu lực. Vậy Hồ sơ để thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những gì?
     
    1. Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
     
    Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 giải thích thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
     
    Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
     
    Tài sản thế chấp được thể hiện ở các hình thức sau đây:
     
    Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    2. Trường hợp nào phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất?
     
    Các trường hợp buộc phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BTP bao gồm:
     
    - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;
     
    - Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất.
     
    - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất.
     
    - Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
     
    - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
     
    - Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật.
     
    - Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký.
     
    - Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp.
     
    - Xóa đăng ký thế chấp.
     
    3. Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
     
    Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP như sau
     
    Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất sau đây:
     
    (1) Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính).
     
    (2) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
     
    (3) Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
     
    (4) Đối với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì phải bổ sung giấy tờ sau đây:
     
    - Giấy phép xây dựng.
     
    - Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực).
     
    (5) Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
     
    Như vậy, để đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất thì người thế chấp và bên cho vay cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên và gửi đến văn phòng đăng ký đất đai theo quy định. Việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là rất quan trọng vì nó ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên qua đó thực hiện đúng các quy trình để nhà nước quản lý về đất đai.
     
    7617 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (25/10/2022) ThanhLongLS (24/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592753   25/10/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

    Cảm ơn bạn đã chia sẽ thông tin hữu ích trên. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các giao dịch liên quan đến đất đai, cụ thể là đăng ký thế chấp quyền sử đụng đất và tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) ngày càng đa dạng, phức tạp; một số quy định trước đây chưa rõ ràng, dẫn đến cách hiểu không thống nhất và khó thực hiện...

     
    Báo quản trị |  
  • #592755   25/10/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

    Cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Mình xin bổ sung một số ý như sau:

    Điều 318 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp thế chấp một phần hoặc toàn bộ bất động sản:

    “1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Thế chấp toàn bộ quyền sử dụng đất là việc bên thế chấp dùng toàn bộ quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp. Trường hợp toàn bộ quyền sử dụng đất có vật phụ thì vật phụ cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Thế chấp một phần quyền sử dụng đất là việc bên thế chấp dùng một phần quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp. Trường hợp toàn bộ quyền sử dụng đất có vật phụ thì vật phụ cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho chính mình và thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho người thứ ba

    – Thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho chính mình là việc bên thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp.

    – Thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho người thứ ba là việc bên thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp.

    Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba cần phân biệt với biện pháp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất:

    Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.

    Khác với bên thế chấp tài sản phải đưa ra một tài sản cụ thể để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo lãnh, bên bảo lãnh không phải đưa ra một tài sản cụ thể mà chỉ khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đem tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh. bên bảo lãnh có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản thế chấp tài sản, cầm cố tài sản...) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (Điều 336 Bộ luật dân sự năm 2015).

     
    Báo quản trị |  
  • #593449   31/10/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (491)
    Số điểm: 4774
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 80 lần


    Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

    Cảm ơn chia sẻ từ bạn. Trong thời gian đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất thì người đăng ký có thể thay đổi tài sản đăng ký biện pháp bảo đảm. Khi đó người đăng ký biện pháp bảo đảm phải nộp thêm một bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất đã thế chấp ban đầu. Về hồ sơ được quy định tại Điều 19 Thông tư 07/2019/TT-BTP.

     
    Báo quản trị |