hình sự! hình sự!

Chủ đề   RSS   
  • #165262 14/02/2012

    hocthanhtai123

    Chồi

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2012
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    hình sự! hình sự!

    các anh chị tư vấn giúp em là: tự thú và đầu thú khác nhau như thế nào?
     
    4237 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #165268   14/02/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Chào bạn!
    Theo tôi biết sơ sơ thì:
    Tự: chưa ai biết về hành vi nhưng người thực hiện đến trình báo;
    Đầu: Hành vi bị người khác biết, người thực hiện ra trình báo.
    Chuyện này còn có quan điểm khác khi căn cứ thời điểm khởi tố. Trước khi khởi tố vụ án thì tự thú, sau khởi tố là đầu thú.
    Quan điểm của các bạn và các Luật sư thế nào? Mong được bàn luận.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #165284   14/02/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    đồng ý với nguyenkhanhchinh, đúng là như vậy đó

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #165286   14/02/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    #ffffff;">

    Trong mục 7 công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ có phân biệt 2 tình tiết này:
              "7. Phân biệt việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp 
    tự thú” và trong trường hợp “đầu thú” như thế nào?

    Tự thú” là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. “Đầu thú” là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 2-6-1990 của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp "Hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú", thì các trường hợp này đều được coi là tự thú. Tuy hướng dẫn các trường hợp này đều được coi là tự thú để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng không hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nào áp dụng khoản 1, trong trường hợp nào áp dụng khoản 2 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985. Để áp dụng đúng và thống nhất tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong các trường hợp trên đây, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:

    - Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ "tự thú" quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.

     - Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Cũng cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999."

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #165297   14/02/2012

    hocthanhtai123
    hocthanhtai123

    Chồi

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2012
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Vậy ah! nhưng điều đó có trái với 1 số quy định trong BLHS hay không? ví dụ như:
    theo khoản 3 điều 23 BLHS quy định:
         "#ffffff; font-family: sans-serif; font-size: 13px; line-height: 19px; text-align: -webkit-auto;">Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

    #ffffff;">Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ".

     vậy trong trường hợp này thì đã trốn tránh và đã có lệnh truy nã rồi có nghĩa là người ta đã biết về người đó phạm tội rồi nhưng luật vẫn nói là TỰ THÚ chư không nói là ĐẦU THÚ.

    khoản 2 điều 25 lại quy định:
        "#ffffff;">Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự".
       ở đây thì luật cũng quy định#ffffff;"> #ffffff;">trước khi hành vi phạm tội bị phát giác  cũng là tự thú. hjhjhj

     
    Báo quản trị |  
  • #165335   15/02/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Bạn phát hiện rất đúng,, như công văn trên cũng đã nhận định những trường hợp như bạn nêu. Nhưng lại chỉ phát hiện đúng cách dùng từ khác nhau trong cùng trường hợp. Còn về nghĩa hiểu thì như nhau. Công văn chỉ làm rõ và đưa ra 2 thuật ngữ khác nhau cho đúng thuật ngữ và để áp dụng cho thống nhất đối với 2 trường hợp về các tình tiết giảm nhẹ TNHS (đối với tự thú sẽ áp dụng khoản 1 Điều 46 và đầu thú thì áp dụng theo khoản 2 Điều 46).
             Bạn có thể thấy thông tư hướng dẫn thì phù hợp với luật quy định, nhưng lại không phù hợp với nghĩa của từ. Còn công văn tuy không phù hợp với thuật ngữ luật dùng cũng như thông tư hướng dẫn, nhưng lại phù hợp với nghĩa của 2 từ đó hơn. Và về cách hiểu thì cả luật, thông tư, và công văn đều hiểu giống nhau, chỉ có điều chưa rõ ràng nên gây khó khăn cho việc áp dụng thống nhất thôi.
             Người làm luật chưa chắc đã hiểu, chỉ có người áp dụng pháp luật hiểu, nhưng lại không được làm luật.. Nếu bạn xem kĩ, bạn có thể phát hiện ra rất nhiều thuật ngữ trong luật dùng không đúng với nghĩa tiếng việt của nó đâu.
             Thực tế, tòa sẽ thực hiện theo công văn hướng dẫn nghiệp vụ. (mặc dù về mặt pháp lý thì thông tư hướng dẫn có giá trị cao hơn, nhưng nó lại cũ hơn, không phù hợp).
    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 15/02/2012 11:06:38 SA

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |