tieujunjin viết:
Có một số ý kiến cho rằng trong trường hợp này không cấu thành thêm tội nào ạ.. Và nên chứng minh bằng kiểu phản chứng. a thấy sao a???
Muốn xét hành vi có phạm tội hay không phải gắn vào các CTTP cụ thể mới có thể nhận định. Về nguyên tắc, lấy tài sản của người khác là hành vi xâm phạm quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hình sự, vấn đề ở đây là chủ sở hữu tài sản đã chết, vậy hành vi lấy tài sản và hành vi giết người trước đó có mối quan hệ với nhau hay không? Hiện nay, rất khó chứng minh được trong trường hợp sau khi giết người mới nảy sinh ý định lấy tài sản, và vì hành vi lấy tài sản của người chết có mối quan hệ trưc tiếp với hành vi giết người nên các cơ quan tiến hành tố tụng thường áp dụng tội danh "cướp tài sản" đối với trường hợp này! Có quan điểm cho rằng, tài sản của người đã chết là di sản và lúc này lấy di sản của người khác là hành vi trộm cắp tài sản. Tuy nhiên quan điểm này cũng khó được áp dụng trong CTTP về tội "trộm cắp tài sản" vì lúc này những người thừa kế chỉ phát sinh quyền tài sản chứ chưa là chủ sở hữu chính thức nên khó có thể quy chụp về tội trộm được. Còn tội "công nhiên chiếm đoạt tài sản" thì càng không thể vì trước đó đã có hành vi giết người nên không thể nói sau khi giết người lấy tài sản là công nhiên chiếm đoạt (tội này chỉ có thể áp dụng khi người lấy tài sản tình cờ phát hiện người có tài sản chết và chiếm đoạt tài sản, nói nôm na gọi là "hôi của".
Như vậy để phản chứng hành vi sau khi giết người rồi lấy tài sản thì rất khó vì hành vi chiếm đoạt tài sản là độc lập và là hành vi xâm phạm quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hình sự. Tuy nhiên cái dở ở đây là luật hình sự chưa bao quát hết các tình huống xâm phạm quyền sở hữu trong thực tế nên mới có chuyện "ly lai" giữa các tội phạm. Và khi này, CTTP nào gần nhất với hành vi phạm tội thực tế thì sẽ định tội theo loại tội phạm cụ thể đó.
Cập nhật bởi khoathads ngày 06/11/2015 10:10:57 SA