Hình phạt nào cho vụ tra tấn người làm như thời trung cổ?

Chủ đề   RSS   
  • #497693 24/07/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Hình phạt nào cho vụ tra tấn người làm như thời trung cổ?

    Thời gian gần đây, dư luận dậy sóng và tỏ ra vô cùng phẫn nộ, bên cạnh đó cũng là lòng xót thương trước số phận của một cô gái làm thuê mới 23 tuổi nhưng bị chủ nhà tra tấn, hành hung một cách man rợ, đầy tàn bạo trong một thời gian dài. Thông tin cụ thể về vụ việc đau lòng trên:

    "Ngày 12/7, Công an phường Thống Nhất (TP Pleiku, Gia Lai) đã nhận được tin trình báo của chị Y Nhiêu (dân tộc Giẻ Triêng, SN 1995, Kon Tum) về việc bị bà chủ tên là Nguyễn Thị Hà (SN 1979, phường Thống Nhất) đánh đập dẫn đến chấn thương nặng.

    Nhiều năm trước, bà Hà đã thuê chị về phục vụ trong gia đình với tiền công 3,5 triệu đồng/tháng. Bắt đầu từ khoảng tháng 5/2018 trở lại đây, bà Hà cho rằng chị ăn trộm tiền của bà nên bắt đầu có những hành vi tra tấn, hành hạ chị dã man: Dùng kềm bẻ răng; dùng bàn ủi, thanh sắt nóng dí vào người rồi dùng lưỡi lam rạch mặt chị. Đỉnh điểm vào ngày 11/07, chị Y Nhiêu bị một trận đòn “thập tử nhất sinh”, gãy tay chân, bất tỉnh và bị bà chủ vứt ra vệ đường. Chị may mắn thoát chết khi cố lết vào trong ống cống, sau đó được người dân phát giác trình báo vụ việc.

    Hình ảnh chị Y Nhiêu cùng những vết thương chằng chịt

    Nhận tin báo, công an xác minh và xác định bà Hà gây thương tích cho nạn nhân. Qua quá trình làm việc, cơ quan điều tra còn phát hiện Hà có biểu hiện ngáo đá, nghiện ma túy. Ngay sau đó, lực lượng công an đưa bà Hà đến Trung tâm tư vấn và cai nghiện tỉnh Gia Lai để cai nghiện. Làm việc với cơ quan điều tra, bà Hà đã thừa nhận hành vi dùng dao chặt vào ngón tay của chị Y Nhiêu. Bà Hà cho rằng chị Y Nhiêu ăn trộm tiền, vàng nên đã đánh đập."

    Hình ảnh bà Hà "ngáo đá" khi khai báo tại cơ quan công an

    Đến đây, câu hỏi được nhiều người đặt ra: Liệu khi bà Hà thực hiện tra tấn trong trạng thái hoang tưởng, “ngáo đá” thì bà có phải chịu trách nhiệm pháp lý không? Nếu có thì bà Hà có thể bị xử lý hình sự không, có thể đối diện với hình phạt nào?

    Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những thắc mắc trên.

     

    “Ngáo đá” phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

    Mình dùng từ “ngáo đá” trong trường hợp này vì đây được xem là trạng thái phổ biến khi sử dụng các chất kích thích như ma túy. Khi rơi vào trạng thái này, con người ta có thể giảm sút, khó khăn hoặc mất hoàn toàn nhận thức và điều khiển hành vi của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Mặc dù rơi vào tình trạng khó hoặc không thể nhận thức và điều khiển hành vi nhưng chính người “ngáo đá” là người đã tự đặt mình vào trạng thái đó. Nói rõ hơn, những trường hợp sử dụng chất kích thích gây ảo giác dẫn đến hiện tượng ngáo đá do chính người sử dụng tự làm bản thân mình bị giảm sút, khó khăn hoặc mất nhân thức,  khả năng điều khiển hành vi chứ không thể đổ lỗi cho những chất kích thích đó đã làm người sử dụng trở nên như thế. Tất cả là do chính sự lựa chọn sử dụng của họ ngay từ lúc ban đầu. Do vậy, người bị ngáo đá là hậu quả của hành vi chủ động, không vô thức khi bắt đầu sử dụng chất kích thích. Chính vì vậy, pháp luật hiện hành không coi họ là người mắc bệnh tâm thần hay trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình làm căn cứ xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

    Pháp luật hình sự hiện hành cũng không coi việc say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác như: thuốc lắc, ma túy,…là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tức là người phạm tội trong tình trạng say xỉn hay ngáo đá cũng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự như người bình thường căn cứ trên quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017:

    Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Do đó, bà Hà vẫn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình. 

     

    Chủ nhà có thể đối diện với hình phạt nào?

    Trước hết, cơ quan chức năng cần tổ chức giám định thương tích cho người bị hại, từ đó căn cứ vào tỉ lệ thương tật để xác định mức quy định hình phạt.

          ***Trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại:

    Trường hợp, kết quả giám định có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) mà phía bị hại yêu có đơn yêu cầu khởi tố thì bà Hà có thể bị khởi tố với tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và đối diện với có thể hình phạt 03 năm tù.

    Ngoài ra, việc bà Hà lấy nguyên cớ  là chị Y Nhiêu "thường xuyên trộm tiền, vàng" để hành hạ, tra tấn chị thì nếu không chứng minh được có sự việc trộm đồ như bà Hà đã nói thì nếu trường hợp có yêu cầu khởi tố của bị hại, bà Hà còn có thể bị khởi tố về tội “Vu khống” theo khoản 1 Điều 156 có mức hình phạt cao nhất đến 01 năm tù:

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

    b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

    Ngoài ra, với việc Nếu bà Hà dùng hung khí nguy hiểm hành hạ chị Y Nhiêu và hành hạ trong thời gian dài thì có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng: phạm tội nhiều lần.

     

            *** Trường hợp khởi tố không cần yêu cầu của bị hại:

    Trường hợp, kết quả giám định có tỷ lệ tổn thương cơ thể thuộc khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 134: từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 134; hoặc từ 31% đến 60%; hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thương tích vào vùng mặt của mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì bà Hà có thể bị khởi tố về Tội cố ý gây thương tích mà không cần có đơn yêu cầu của bị hại. Ngoài ra, mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này bà Hà có thể phải đối diện đó là “tù chung thân” theo điểm c khoản 6 Điều 134:

    Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 

    6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    Ngoài ra, nếu hành vi vu khống của bà Hà thuộc cấu thành tăng nặng theo khoản 2, 3 Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì bà cũng có thể bị khởi tố mà không cần phía bị hại phải có đơn yêu cầu khởi tố về tội vu khống, và bà Hà có thể đối diện với mức hình phạt nặng nhất cho tội danh này là 07 năm:

    Điều 156. Tội vu khống

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 24/07/2018 08:11:53 CH Cập nhật bởi lanbkd ngày 24/07/2018 08:08:41 CH
     
    1057 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận