Điểm c khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù: Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Nghĩa là chỉ cho hoãn chấp hình phạt tù đối với người là lao động duy nhất trong gia đình, trong trường hợp người đó nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt.
Vậy, thế nào là “người lao động duy nhất”, thế nào là “khó khăn đặc biệt”
Tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn: khó khăn đặc biệt trong cuộc sống (như không có nguồn thu nhập nào khác, không có ai chăm nom, nuôi dưỡng… những người thân thích của họ trong gia đình mà không có khả năng lao động
Hướng dẫn 330/TANDTC-V1 của Tòa án nhân dân tối cao quy định về Người bị kết án có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là người lao động duy nhất trong gia đình là trường hợp người bị kết án có gia đình đang lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không còn tài sản gì đáng kể hoặc có bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con ốm đau nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bị kết án là lao động duy nhất trong gia đình
Như vậy, Người lao động duy nhất và khó khăn đặc biệt được hiểu là: bản thân người bị kết án là người đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, mà không có bất kì thành viên nào khác đóng góp thêm. Nếu người này phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khi không có nguồn thu nhập, người thân không có ai trông nom, nuôi dưỡng… chỉ khi đáp ứng được điều kiện này và không bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trong thì mới được hoãn chấp hành hình phạt tù.