Hiểu thế nào về biện pháp “Bắt khẩn cấp” cha ruột bé gái bị bạo hành ở TP HCM

Chủ đề   RSS   
  • #579076 31/12/2021

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1144)
    Số điểm: 8330
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Hiểu thế nào về biện pháp “Bắt khẩn cấp” cha ruột bé gái bị bạo hành ở TP HCM

    Vụ án cháu bé 8 tuổi bị bạo hành ở TP. HCM mấy ngày gần đây đang được cộng đồng mạng và người khác cũng như thông tin báo chí quan tâm và đưa tin rất nhiều, mới đây thì Công an thực hiện lệnh bắt khẩn cấp ông Thái để điều tra hành vi giúp sức cho người tình là bà Quỳnh Trang trong việc bạo hành đến chết cháu bé 8 tuổi. Như vậy, đối với biện pháp Bắt khẩn cấp theo quy định về đặc điểm như thế nào?

    Thứ nhất; Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn – tạm thời hạn chế tự do của người vị áp dụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Đây là biện pháp ngăn chặn mang tính cấp bách, khi qua những tài liệu ban đầu khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc khẳng định một người đã thực hiện tội phạm hay bị nghi thực hiện tội phạm, mà xét thấy cần ngăn chặn họ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

    Thứ hai, Tại Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp như sau: Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

    -  Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    - Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

    - Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

    Thứ ba, Tại khoản 2 của Điều luật trên cũng quy định: Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:

    - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

    - Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng.

    - Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

     
    391 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579127   31/12/2021

    mibietchi
    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    Hiểu thế nào về biện pháp “Bắt khẩn cấp” cha ruột bé gái bị bạo hành ở TP HCM

    Vụ án cháu bé 8 tuổi bị bạo hành là một vụ án hết sức đau lòng và tội nghiệp cho cháu bé 8 tuổi. Tuy nhiên, theo nguyên tắc "suy đoán vô tội" thì một người không được xem là tội phạm khi chưa có bản án của Tòa án, nên khi vụ án đang trong quá trình điều tra, thì dì ghẻ vẫn đang là nghi can, bố cháu bé là người liên quan. Chỉ khi có các căn cứ cho thấy người bố có liên quan đến cái chết của cháu bé, và việc không bắt khẩn cấp sẽ tạo điều kiện cho người này đủ thời gian để xóa dấu vết, chứng cứ thì người có thẩm quyền mới được ra quyết định Bắt khẩn cấp. Không phải vì ý kiến của dư luận mà các cơ quan điều tra ra quyết định bắt khẩn cấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #579173   31/12/2021

    Hiểu thế nào về biện pháp “Bắt khẩn cấp” cha ruột bé gái bị bạo hành ở TP HCM

    Bắt khẩn cấp là một trong số ít biện pháp được thực hiện ngay và không cần cần có lệnh phê chuẩn trước của Viện kiếm sát bởi vì tính cấp thiết của biện pháp này. Tuy nhiên việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện KSND cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện KSND phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện KSND quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt. Ngoài ra đúng tên gọi của biện pháp này là "Giữ người trong trường hợp khẩn cấp" căn cứ tại Điều 110 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.

     
    Báo quản trị |