Hiểu thế nào là “áp dụng tương tự pháp luật”?

Chủ đề   RSS   
  • #519058 27/05/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Hiểu thế nào là “áp dụng tương tự pháp luật”?

    Hiểu thế nào là “áp dụng tương tự pháp luật”?

    >>>Bình luận 04 án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay

    >>> Bình luận 10 án lệ Việt Nam

    >>> 03 nguyên tắc cần nắm khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng

    Quan hệ xã hội luôn có tính chất biến động, nó phức tạp và phong phú cùng sự phát triển của đời sống xã hội. Bởi thế, các nhà làm luật không thể dự kiến để pháp luật có thể điều chỉnh tất cả quan hệ pháp lý phát sinh, điều này dẫn đến thực tế tồn lại những lỗ hổng, bất cập nhất định tại từng thời điểm. Xong, không phải trường hợp nào cũng phải chờ đến khi ban hành được quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ việc mới giải quyết mà để kịp thời bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhà nước, xã hội, của các cá nhân, tổ chức thì pháp luật đã ghi nhận cách thức “áp dụng tương tự pháp luật”.

    Khoản 1 Điều 6 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 quy định:

    “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự”.

    Dựa vào nguyên tắc trên, tại khoản 2 Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng đã quy định về việc áp dụng tương tự pháp luật như sau:

    “Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tạiĐiều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này.

    Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.”

    Một cách tổng quát, “Áp dụng tương tự pháp luật” được hiểu là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. Theo đó, nếu như áp dụng pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế; cụ thể trên cơ sở quy pháp pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật đó vào trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể thì áp dụng pháp luật tương tự pháp luật lại là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó, tức là không có khuôn mẫu trực tiếp do nhà nước quy định cho việc giải quyết vụ việc đó.

     

    Các hình thức áp dụng tương tự pháp luật

    Tương tự như áp dụng pháp luật; áp dụng tương tự pháp luật cũng rất đa dạng;  khái quát lại có thể chia thành hai hình thức dưới đây

    >>> Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật:

     Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.Việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật chỉ có thể được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định. Đó là những điều kiện sau đây:

    - Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc; tức là vụ việc đó phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Hay nói cách khác; đó là quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật bởi vì nó liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của Nhà nước; tập thể hoặc cá nhân. Nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì đương nhiên các chủ thể có thẩm quyền không cần thụ lý và giải quyết.

    - Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó (vì có như vậy thì mới có thể được phép áp dụng pháp luật tương tự) nhưng có quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy (vì khi đó thì mới có thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật). Đồng thời; phải xác định được một cách cụ thể quy phạm tương tự đó nằm trong điều khoản nào của văn bản quy phạm pháp luật nào để có thể coi đó là cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết vụ việc của mình.

    >>> Áp dụng tương tự pháp luật

    Áp dụng tương tự pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của pháp luật và ý thức pháp luật.

    Khi tiến hành giải quyết một vụ việc có tính chất pháp lý; vì trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào có thể dựa vào để giải quyết; kể cả quy  phạm trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó lẫn quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy thì các chủ thể có thẩm quyền phải giải quyết bằng cách áp dụng tương tự pháp luật. Việc áp dụng tương tự pháp luật đòi hỏi sự sáng tạo rất cao của người áp dụng, song cũng rất dễ dẫn đến sự tuỳ tiện của người áp dụng; vì vậy; nó chỉ được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định:

    - Thứ nhất, tương tự như của hình thức áp dụng tương tự quy phạm pháp luật, tức là chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc vì nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết.

    - Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó (bởi vì nếu có thì đương nhiên phải áp dụng pháp luật) và cũng không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy (vì nếu có thì phải áp dụng tương tự quy phạm pháp luật).

     

    Lưu ý: Sự phân định thành hai hình thức áp dụng tương tự pháp luật như chủ yếu có ý nghĩa về mặt lý luận và chỉ được đề cập đến trong khoa học pháp lý, còn trong hành lang pháp lý, pháp luật chỉ quy định về khái niệm “áp dụng tương tự pháp luật” mà không có sự phân định này.

     

    Nguồn: Tổng hợp.

     

     
    18891 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận